Khi làm việc với nguồn xạ hở.

Một phần của tài liệu tiểu luận lí sinh phóng xạ (Trang 39)

II. Nguyên lý phát xạ tia

2. Khi làm việc với nguồn xạ hở.

Phải thực hiện cả hai biện pháp: an toàn chống chiều ngoài và an toàn chống chiều trong. Như vậy, cần thực hiện tất cả các biện pháp với nguồn xạ kín và cần lưu ý thêm các biện pháp sau đây:

Phân vùng làm việc: Nhằm cách li công việc có tiếp xúc với nguồn xạ khỏi

những công việc có chức năng khác. Vùng làm việc được phân theo nguyên tắc: liều xạ giảm dần từ trong ra ngoài hoặc từ dưới lên trên.

Thông khí: Nhằm giữ cho nơi làm việc có hoạt tính phóng xạ thấp. Nguyên tắc chung: không thổi khí nơi có hoạt tính cao đến nơi có hoạt tính thấp. Kết hợp thông khí với lọc khí để giữ bụi và các khí có hoạt tính phóng xạ.

Thường xuyên kiểm tra ô nhiễm phóng xạ.Đo ô nhiễm bề mặt làm việc: Dùng các detector GM, nhấp nháy, buồng ion … rà trên bề mặt làm việc. Với tia α, máy không cao hơn 5mm và tốc độ nhỏ hơn 15cm/s; với tia β khoảng cách đó là 2,5 – 5cm

và 10 – 15cm/s.

Đo nhiễm xạ cơ thể: Đo nhiễm xạ ngoài với máy phát hiện phóng xạ rà trên quần áo, ngoài da. Đo nhiễm xạ trong trực tiếp bằng máy đếm toàn thân hoặc gián tiếp bằng cách đo hoạt tính các vật phẩm sinh học: máu, nước tiểu, mồ hôi …

Xử lý chất thải phóng xạ Đối với chất thải rắn (bơm kim tiêm, dụng cụ thủy tinh

đựng chất phóng xạ bị vỡ, giấy, bông dùng khi pha chế liều…): thu gom trong các bao

bì dẻo đưa vào bể thải hằng ngày. Bể thải được xây cất riêng biệt, che chắn, bảo vệ chờ phân rã đến mức quy định, chuyển thành rác thường. Đối với chất thải lỏng trong chẩn đoán vào điều trị (dung dịch dược chất phóng xạ thừa,nước rửa dụng cụ, chất

thải bệnh nhân, nước giặt…): có thể đưa vào hệ thống cống thải với liều 15mCi.

Trường liều cao cần đưa vào hố xí có cấu trúc đặc biệt để xử lý riêng.

Đối với nhân viên bức xạ:Thực hiện đầy đủ các nội quy vệ sinh cá nhân Khi làm việc phải sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân. Tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ. Không hút thuốc, ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.

Trước khi ra khỏi nơi làm việc có chứa chất phóng xạ phải kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ ở tay, quần áo. Nếu bị nhiễm bẩn phóng xạ phải được tẩy xạ theo quy định.

Theo dõi liều chiếu cá nhân Liều chiếu các nhân được xác định hàng tháng hoặc hàng quý và tính liều tích lũy cho cả năm, cho suốt quá trình làm việc với bức xạ. Tùy theo loại bức xạ mà sử dụng loại liều lượng kế khác nhau. Các loại được sử dụng: Liều kế dùng phim (0,1mSv – 10Sv), Bút đo liều cá nhân (0 – 2mGy; 0 – 50mGy; 0 – 100mGy), Liều kế phát quang (0,1mSv – 100mSv)

Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

CÂU HỎI CỦA TỔ 2 - NHÓM 4

Tại sao kĩ thuật cắt bằng tia gamma lại hiệu quả và ít tổn thương ở não?

Nguyên lí hoạt động của dao gamma

Mỗi tia gamma trên đường đi của nó ít gây ra sự ion hóa các tế bào hơn nên rất an toàn vả lại não là các tế bào đã biệt hóa rất cao nên cũng phần nào ít bị ion hóa.

Hiệu quả cao của nó là dùng các tia ở các góc khác nhau cùng chiếu vào 1 tọa độ nhất định khi đó các tia này tập trung lại tại 1 điểm nên năng lượng tại chỗ này đặc biệt sẽ rất lớn cho nên nó sẽ phá hủy được các khối u trong não.

MỤC LỤC

A. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỨC XẠ ION HÓA. ---Trang 3 I. Nguồn gốc bức xạ ion hóa---Trang 3 II. Bức xạ ion hóa có bản chất là sóng điện từ---Trang 4 1. Tia X---Trang 4 2. Tia Gamma---Trang 6 III. Bức xạ ion hóa có bản chất là hạt---Trang 8 1. Tia alpha--- Trang 8 2. Tia Bêta--- Trang 9 B. TÁC DỤNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA LÊN VẬT CHẤT---Trang 11 I. Tác dụng của bức xạ ion hóa có bản chất sóng điện từ---Trang 11 1. Hiệu ứng quang điện---Trang 11 2. Hiệu ứng compton---Trang 13 3. Hiệu ứng tạo cặp electron và positron---Trang 13 II. Tác dụng của bức xạ ion hóa có bản chất là hạt.---Trang 14 1. Tương tác với điện tử quỹ đạo---Trang 15 2. Tương tác với hạt nhân nguyên tử---Trang 16 3. Những đơn vị đo liều lượng cơ bản---Trang 17 C.TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA---Trang 18 I. Mở Đầu---Trang 18 II. Cấu tạo của tế bào---Trang 19 1. Cơ chế tương tác giữa bức xạ với cơ thể người---Trang 20 a. Giai đoạn vật lý (10-16S – 10-13 S)---Trang 20 b. Giai đoạn hóa lý (10-3 s – 10-2 S)---Trang 21 c. Giai đoạn hóa sinh---Trang 24 2. Quá trình sửa chữa tổn thương của ADN---Trang 24

3. Phân loại các tác dụng của bức xạ ở mức lâm sàng---Trang 26 a. Tác dụng cá thể (somatic) và tác dụng di truyền (genetic)---Trang 26 b. Tác dụng ngẫu nhiên( stochastic ) và tất nhiên ( deterministic )---Trang 27 c. Tác dụng sớm và tác dụng muộn---Trang 28 D. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA---Trang 29 I. Cấu tạo của máy phát tia X---Trang 29 II. Nguyên lý phát xạ tia X---Trang 31 III. Ứng dụng trong y học---Trang 38 1. Phương pháp đánh dấu phóng xạ---Trang 38 a. Cơ sở---Trang 38 b. Ứng dụng---Trang 38

Một phần của tài liệu tiểu luận lí sinh phóng xạ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w