Địa đạo Nhơn Trạch (2001)

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (Trang 26)

Vùng Phước An vốn là rừng nguyên sinh lòng chảo, một thời được mệnh danh là “Thủ đô của Long Thành kháng chiến chống Pháp”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng lòng chảo là căn cứ hoạt động của Huyện ủy Nhơn Trạch với hệ thống địa đạo, giao thông hào, ô ụ chiến đấu cùng lán trại trên mặt đất. Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ như: cuốc, xẻng đã khởi công vào đúng ngày 19/5/1963 nhân kỷ niệm 73 năm ngày sinh Bác Hồ. Đến cuối năm 1964 đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy về các xã Phú Hội, Phước An, Huyện đội... Đường địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, độ cao từ 1,8m đến 2m, rộng từ 1m đến 1,2m; có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm... đường địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người. Xuất phát từ căn cứ này, Huyện ủy Nhơn Trạch đã lãnh đạo và chỉ đạo các lực lượng cách mạng trong huyện kết hợp đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận đánh bại chính sách ấp chiến lược, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt

Sau ngày giải phóng Miền Nam, hệ thống địa đạo dài 1,5km này không còn nguyên vẹn, chỉ còn giữ lại gần 200m. Mặc dù vậy, ý nghĩa lịch sử của căn cứ cách mạng này là rất lớn.

Bộ VHTT xếp hạng địa đạo Nhơn Trạch là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số: 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001.

Di tích địa đạo Nhơn Trạch hiện nay thuộc xã Long Thọ, H.Nhơn Trạch, T. Đồng Nai.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)