Chính sách bảo hộ mậu dịch:

Một phần của tài liệu Tài liệu về quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 30 - 31)

– Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng hóa ngoại nhập, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài.

Đặc điểm:

– Nhà nước sử dụng những biện pháp và phi thuế: thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hàng hóa nhập khẩu.

– Nhà nước nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu... để họ dễ dàng bành trướng ra nước ngoài.

Ưu điểm:

– Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu

– bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng sức mạnh trên thị trường nội địa.

– Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài. – Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ

thanh toán của mỗi nước. – Nhược điểm:

– Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước, đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là: quốc tế hóa đời sống kinh tế trên toàn cầu.

– Bảo hộ quá chặt dẫn tới điều kiện phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là mức bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chiến lược không còn linh hoạt, hoạt động kinh doanh đầu tư không mang lại hiệu quả.

– Nhiều nước bảo hộ quá chặt dẫn tới sự thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước, bởi thị trường hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóa kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt...

Chính vì chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách tự do mậu dịch đều có những ưu điểm và nhược điểm cho nên không một nước nào trên thế giới thi hành chính sách này hay chính sách kiam một cách tuyệt đối, mà sẽ duy trì chính sách tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đối với một số thị trường trong một thời gian nhất định, còn một số ngành khác thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch với mức độ khác nhau trên những thị trường khác nhau.

CÂU IX: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁTRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA RÀO CẢN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở NƯỚC NHẬP KHẨU ĐỂ ĐƯA HÀNG HÓA VIỆT NAM XUẤT KHẨU MẠNH VÀO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.

– Bán phá giá xảy là xuất khẩu một sản phẩm với giá thấp hơn giá nội địa nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới. Hai điều kiện để các nhà độc quyền bán phá giá là thị trường cạnh tranh không hòan toàn và bị chia cắt. Thông thường bán phá giá chia làm 3 loại: Bền vững, chớp nhoáng, và không thường xuyên.

CÂU X: TRÌNH BÀY NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO HOẠT ĐỘNGKINH TẾ QUỐC TẾ HOẶC HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG, ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI KINH TẾ QUỐC TẾ HOẶC HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG, ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT, ĐƯA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI.

– Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, về chất lượng, vệ sinh thú y, về an toàn lao động, về mức độ gây ô nhiễm môi sinh môi trường... nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn trên đều không được nhập khẩu vào nội địa.

– Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển cao, mức sống được nâng lên thì yêu cầu cao đặt ra đối với các sản phẩm sản xuất nói chung và các sản phẩm nhập khẩu nói riêng mang tính khách quan tất yếu. Tuy nhiên nhiều nước đã quá lam dụng hệ thống tiêu chuẩn đặt ra với hàng hóa, coi đó như là một công cụ, cùng với các công cụ bảo hộ mậu dịch khác để bảo hộ thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Tài liệu về quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 30 - 31)