Những vấn đề chung về dạy học Kỹ thuật điện ở THCS

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THCS (Trang 26)

3.1.1. Giới thiệu chung về phần Kỹ thuật điện ở THCS

a.Vị tri

Kĩ thuật điện thuộc phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng của chương trình Công nghệ 8. Ở đây chủ yếu mới chỉ đề cập đến những kiến thức co tính chất cơ sở, nguyên lí chung của kĩ thuật điện. Phần vận dụng cụ thể sẽ được giải quyết tiếp ở chương trình Công nghệ 9 (các mô đun quấn máy biến áp một pha, lắp đặt mạng điện trong nhà).

b. Mục tiêu

- Về kiến thức: Hiểu được một số kiến thức cơ bản về an toàn điện, đồ dùng điện và mạng điện trong gia đình.

- Về kĩ năng:

+ Nhận biết được một số vật liệu điện phổ biến. + Sử dụng và bảo dưỡng được một số đồ dùng điện. + Lắp đặt được mạch điện đơn giản.

+ Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện. - Về thái độ:

+ Ham thích tìm hiểu về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Co tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình, đúng kế hoạch. + Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

c. Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa

Theo chương trình môn Công nghệ THCS, phần Kĩ thuật điện được bố trí dạy ở lớp 8 với thời lượng 34 tiết (16 tiết lí thuyết, 12 tiết thực hành; số tiết còn lại là ôn tập và kiểm tra).

SGK thể hiện chương trình phần này với 28 bài (từ bài 32 đến bài 59); trong đo co 16 bài lí thuyết và 12 bài thực hành. Ngoài Bài mở đầu (Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống), phần này được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 6. An toàn điện với 1 bài lí thuyết và 2 bài thực hành về dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện.

Chương 7. Đồ dùng điện gia đình với 9 bài lí thuyết và 5 bài thực hành về các loại đồ dùng điện và tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.

Chương 8. Mạng điện trong nhà với 5 bài lí thuyết và 5 bài thực hành về các thiết bị trong mạch điện và thiết kế, lắp đặt mạch điện đơn giản.

Sau phần Kĩ thuật điện co bố trí tiết ôn tập và kiểm tra học kì 2.

d. Đặc điểm

- Kĩ thuật điện mang tính ứng dụng, gắn với nhu cầu thực tiễn của con người. Vì thế trong dạy học mỗi nội dung (đối tượng) cần giải thích rõ: là gì? ở đâu? trong điều kiện nào? để làm gì?...

- Kiến thức về Kĩ thuật điện được dựa trên cơ sở kiến thức Vật lí (phần điện) mà HS đã được học ở lớp 7 và lớp 8. Tuy nhiên, phần kiến thức cơ sở này chưa đủ; vì thế nhiều nội dung phải trình

bày ở mức độ định tính (trong chương trình Kĩ thuật công nghiệp trước đây, phần Kĩ thuật điện được bố trí dạy ở lớp 9).

- Phần Kĩ thuật điện được xây dựng theo quan điểm công nghệ; nghĩa là trú trọng đến đầu vào (năng lượng), đầu ra (dạng năng lượng nào đo theo yêu cầu) và quá trình công nghệ biến đầu vào thành đầu ra (quá trình biến đổi vật lí, hoá học... trong hệ thống kĩ thuật).

3.1.2. Một số phương tiện dạy học thường dùng trong dạy học Kỹ thuật điện ở THCS - Với các bài lí thuyết:

+ Thường dùng phương pháp dạy học trực quan kết hợp với đàm thoại.

+ Các phương tiện dạy học thường là: tranh vẽ, vật mẫu, mô hình, phần mềm mô phỏng trên máy tính... và đặc biệt là các thao tác của GV trên lớp.

- Với các bài thực hành:

+ Phương pháp dạy học phổ biến là phương pháp làm mẫu - quan sát và huấn luyện - luyện tập; trong đo phần làm mẫu, huấn luyện thường được hướng dẫn trên lớp còn phần luyện tập thường là phải kết hợp giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà.

+ Phương tiện chủ yếu là các bài tập xử lí tình huống giả định, mô hình, các dụng cụ, đồ dùng điện, vật liệu kĩ thuật điện... Co thể tham khảo các mẫu báo cáo kết quả thực hành trong SGK hoặc chia nhỏ thành các phiếu giao việc như đã hướng dẫn trong giáo trình Lí luận dạy học Công nghệ (phần KTCN).

+ Để hoàn thành một số bài thực hành đòi hỏi HS phải biết sử dụng dụng cụ và thao tác cụ thể. Do đo cần hướng dẫn HS thực hiện đúng quy trình công nghệ và các quy định về an toàn lao động.

3.2. Phương pháp dạy các bài lý thuyết

3.2.1. Dạy học chương 6- An toàn điện

a. Mục tiêu

Học xong chương này, HS co khả năng:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống; quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.

+ Hiểu được các nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp an toàn điện. + Mô tả được một số biện pháp sơ cứu người bị tai nạn về điện.

- Về kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện, bút thử điện và sơ cứu được người bị tai nạn điện.

- Về thái độ: Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong sử dụng và sửa chữa điện.

b. Chuẩn bị

- Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV Công nghệ 8, phẩn 3 chương 6. - Đồ dùng dạy học:

+ Tranh giáo khoa.

+ Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong bộ đồ dùng dạy học Công nghệ 8 (găng tay cao su, bút thử điện, kìm điện…).

+ Dung cụ cấp cứu người bi tai nan điện theo các tình huống giả định (chiếu hoặc nilon, vải khô...).

c. Cấu trúc

thuyết và 2 bài thực hành. Co thể mô tả cấu trúc nội dung của phần này theo sơ đồ 3.1.

Sơ đố 3.1. Cấu trúc bài mở đầu và chương 6 - An toàn điện d. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy

- Dạy học nội dung về vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. Khi giảng dạy nội dung này, cần làm rõ các vấn đề sau đây:

+ Điện năng là gì?

Điện năng là năng lượng của dòng điện, năng lượng này co thể dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, quang năng, nhiệt năng...; đo là những dạng năng lượng điện thường được sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Điện năng được sản xuất ra như thế nào và ở đâu?

Điện năng như đã noi trên, co thể dễ dàng được biến đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác trong cuộc sống và ngược lại, người ta cũng co thể biến đổi các dạng năng lượng khác này thành điện năng. Việc biến đổi này được thực hiện tại các nhà máy điện. Các loại nhà máy điện phổ biến là: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử.

Nhà máy nhiệt điện: biến đổi nhiệt năng thành điện năng (năng lượng của than hoặc khí đốt đun nong nước để biến nước thành hơi nước co nhiệt độ và áp suất cao; hơi nước này sẽ làm quay những bánh xe (cánh quạt) của tua bin (tua bin hơi) và làm quay trục của máy phát điện để phát ra điện năng). Sơ đồ nguyên lí đơn giản của nhà máy nhiệt điện được thể hiện trên hình 32.1 SGK Công nghệ 8, trang 112. Khi giới thiệu nguyên lí biến đổi nhiệt năng thành điện năng trên sơ đồ này cần chỉ rõ: sự tận dụng nhiệt lượng của nước nong...

Co thể hướng dẫn HS tom tắt nguyên lí trên bằng sơ đồ khối sau:

Sơ đồ 3.2 Nguyên li biến đổi nhiệt năng thành điện năng

Một số nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Cần Thơ...

Nhà máy thuỷ điện: dùng năng lượng của dòng nước chảy làm quay tua bin nước, tua bin nước làm quay máy phát điện tạo ra điện năng. Để tạo ra dòng nước chảy, người ta xây các đập ngăn dòng nước tự nhiên chảy từ nơi cao đến nơi thấp tạo thành các hồ chứa và các ống dẫn

Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống

An toàn điện

Thực hành về dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện

Nhiệt năng của than, khí đốt Đun nong nước Hơi nước Làm quay Tua bin Làm quay Máy phát điện Điện năng Phát ra

nước vào các tua bin. Sơ đồ nguyên lí đơn giản của nhà máy thuỷ điện được mô tả như hình 32.2 SGK Công nghệ 8, trang 113.

Co thể yêu cầu HS tom tắt nguyên lí trên bằng sơ đồ khối sau:

Sơ đồ 3.3 Nguyên li đơn giản của nhà máy thuỷ điện

Một số nhà máy thuỷ điện lớn của nước ta như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Yaly... Nhà máy điện nguyên tử: dùng năng lượng nguyên tử của các chất phong xạ (ví dụ: urani) để đun nong nước tạo thành hơi nước co nhiệt độ và áp suất cao, hơi nước làm quaỵ tua bin, tua bin kéo máy phát điện quay để phát ra điện năng. Nghĩa là về cơ bản nhà máy này co nguyên lí giống như nhà máy nhiệt điện, chỉ khác nhau ở chỗ dùng “cái gì” để sinh ra nhiệt năng.

Cũng theo các nguyên tắc trên, người ta co thể dùng năng lượng gio, năng lượng pin mặt trời để làm quay máy phát điện và tạo ra năng lượng điện.

+ Điện năng được truyền tải như thế nào?

Các nhà máy điện thường được xây dựng ở những nơi co địa hình phù hợp (co sông, núi, co sự chênh lệch độ cao nhiều) và thường là xa các khu dân cư (để an toàn, tránh ô nhiễm). Nhưng năng lượng điện lại được sử dụng nhiều ở các thành phố, trung tâm công nghiệp, nông thôn... Vì vậy mới co vấn đề truyền tải năng lượng điện, tức là việc đưa điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ năng lượng điện bằng các đường dây dẫn điện (cao áp và hạ áp).

+ Điện năng co vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?

Co thể yêu cầu HS nêu các ví dụ cụ thể về sử dụng điện nãng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế... từ đo khái quát vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. - Dạy học nội dung về An toàn điện : Đây là nội dung chính của chương 6, phần lí thuyết đề cập đến hai vấn đề:

+ Vì sao xảy ra tai nạn về điện (do chạm trực tiếp vào vật mang điện như hình 33.l a, b, c SGK Công nghệ 8, trang 117; do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện và trạm điện cao áp như mô tả trên hình 33.2 SGK Công nghệ 8, trang 117; do đến gần dây dẫn co điện bị đứt rơi xuống đất như hình 33.3 SGK Công nghệ 8, trang 118). Khi giảng dạy phần này co thể yêu cầu HS quan sát các hình vẽ và chỉ ra các nguyên nhân tương ứng gây tai nạn điện.

+ Một số biện pháp an toàn điện được SGK Công nghệ 8 trình bày thành hai nhom biện pháp cụ thể theo hai công đoạn của nghề điện (trong sử dụng và trong sửa chữa điện). Co thể chia lớp thành hai nhom, mỗi nhom tìm hiểu một nhom biện pháp trên (nội dung, tác dụng của từng biện pháp cụ thể hoặc bổ sung thêm các biện pháp khác...), sau đo yêu cầu đại diện của nhom trình bày kết quả tìm hiểu của nhom mình, thảo luận chung cả lớp và kết luận theo nội dung trong SGK.

3.2.2. Dạy học chương 7- Đồ dùng điện gia đình

a. Mục tiêu

Học xong chương này, HS co khả năng:

-Về kiến thức: Làm quay Thủy năng của dòng nước Tua bin Làm quay Máy phát điện Điện năng Phát ra

+ Trình bày được tính chất và công dụng của một số loại vật liệu điện (dẫn điện, cách điện, dẫn từ); biện pháp tiết kiệm điện năng và cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.

+ Giải thích được cơ sở kĩ thuật của việc phân loại đồ dùng điện trong gia đình.

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình (đèn điện, bàn là, nồi cơm điện, quạt điện, máy biến áp một pha).

- Về kĩ năng: Sử dụng được một số đồ dùng điện noi trên đúng kĩ thuật, an toàn.

- Về thái độ: Có ý thức tiết kiệm điện năng, tũân thủ quy trình và thực hiện quy định về an toàn điện.

b. Chuẩn bị

- Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV Công nghệ 8, phần 3 chương 7. - Tranh giáo khoa để minh họa.

- Một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình (các loại đồ dùng điện nhiệt, điện cơ, điện quang, biến áp...) để HS quan sát, nhận biết và thực hành.

c. Cấu trúc nội dung của chương

Chương này gồm 14 bài (9 bài lí thuyết và 5 bài thực hành). Co thể mô tả cấu trúc nội dung của chương theo sơ đồ3.2.

Sơ đồ 3.4 Cấu trúc nội dung chương 7 - Đồ dùng điện gia đình d. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy

- Dạy học nội dung về Vật liệu kĩ thuật điện:

Thiết bị điện noi chung và đồ dùng điện noi riêng co thể gồm nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau nhưng chúng đều được làm từ các loại vật liệu kĩ thuật điện. Vật liệu kĩ thuật điện là những cái mà từ đo người ta chế tạo ra các chi tiết, bộ phận của đồ dùng điện. Theo tính chất đặc trưng (đặc tính) và công dụng, vật liệu kĩ thuật điện được chia ra: vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. Co thể tom tắt nội dung trình bày trong SGK Công nghệ 8 dưới dạng bảng biểu như mẫu sau:

STT Loại vật liệu Đặc tính Ứng dụng

Vật liệu kỹ thuật điện

Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện Đồ dùng loại điện- quang Đồ dùng loại điện - nhiệt Đồ dùng loại điện - cơ Máy biến áp một pha Sử dụng hợp lí điện năng

Thực hành (nhận biết các bộ phận, số liệu kỹ thuật, cách sử dụng...các loại đồ dùng điện và tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.

Điện trở suất kí hiệu là ρ, đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu:

l

R ( )

s = ρ Ω

. Chúng phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng tăng thì tính dẫn điện càng giảm; ở nhiệt độ -273°C(còn gọi là độ âm tuyệt đối) điện trở của nhiều chất dẫn điện bằng 0, vật dẫn chuyển sang trạng thái siêu dẫn. Giá trị điện trở suất của các chất dẫn điện được cho trong sổ tay Vật liệu điện. Riêng khái niệm tính chất dẫn từ, vì HS chưa co khái niệm về từ trường và đường sức của từ trường nên chỉ trình bày định tính về vật liệu nhiễm từ: một số chất như sắt, niken, côban... nếu được đặt trong một từ trường mạnh thì chúng co khả năng biến thành nam châm; ta gọi các chất này là các vật liệu nhiễm từ hay vật liệu sắt từ.

Khi giảng dạy nội dung này, nên chuẩn bị sẵn một số bộ phận (chi tiết) của các loại thiết bị, đồ dùng điện được làm từ các loại vật liệu khác nhau để minh họa và cho HS quan sát, nhận biết. Chẳng hạn, một số công tắc, cầu chì, cầu dao, đui đèn, phích cắm điện, ổ cắm điện... co thể tháo được.

- Dạy học nội dung về Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện gia đình.

+ Đồ dùng điện là những dụng cụ, thiết bị dùng để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác. Đồ dùng điện trong gia đình rất đa dạng, phong phú (hình 37.1 SGK Công nghệ 8, trang 131); theo nguyên lí biến đổi năng lượng (hay tác dụng của dòng điện) co thể phân chia đồ dùng điện trong gia đình (dân dụng) thành các nhom: đồ dùng điện loại điện - quang; đồ dùng điện loại điện - nhiệt; đồ dùng điện loại điện - cơ... Ngoài ra còn co loại đồ dùng điện biến đổi thông số của mạch điện hoặc dòng điện như máy biến áp, máy biến dòng, biến đổi tần số...

+ Số liệu kĩ thuật (hoặc thông số kĩ thuật) của đồ dùng điện thường là các đại lượng điện định mức (điện áp, dòng điện, công suất...) và các đại lượng đặc trimg cho chức năng của đồ dùng điện (dung tích chẳng hạn). Số liệu kĩ thuật này thường do nhà sản xuất quy định và được ghi trên đồ dùng điện hoặc trên nhãn hiệu, lí lịch máy (catalo).

+ Ý nghĩa của số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện: cho ta biết để lựa chọn, sử dụng, bảo dưỡng, thay thế ... đồ dùng điện cho đúng; đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền lâu...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THCS (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w