0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Bản dự thảo “Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lý nhà nước” của Viện Ngôn ngữ học

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC TRONG CÁC VĂN BẢN TIẾNG VIỆT (Trang 54 -54 )

- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ

3.2.3. Bản dự thảo “Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lý nhà nước” của Viện Ngôn ngữ học

trong các văn bản quản lý nhà nước” của Viện Ngôn ngữ học

Sáng ngày 18 tháng 5 năm 2006, Viện Ngôn ngữ học đã có cuộc họp báo và giới thiệu bản “Dự thảo Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nƣớc ngoài trong các văn bản quản lý Nhà nƣớc”. GS. TS. Ngƣyễn Văn Khang đã có bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 6/ 2006/ trang 1 – 6 giới thiệu “Giải pháp lựa chọn trong bản Dự thảo” nhƣ sau:

“Tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các văn bản quản lý nhà nước được viết và đọc theo cách viết, cách đọc của chữ quốc ngữ - phiên chuyển ra tiếng Việt: Viết rời từng âm tiết, có dấu chữ, dấu thanh, có gạch nối giữa các âm tiết, tận dụng khả năng ghi âm của chữ quốc ngữ.

Giải thích bổ sung:

- Chỉ dùng các con chữ ghi ở âm cuối là –p, -t, -c, -ch, -m, -n, -ng, -nh (mà không sử dụng các con chữ khác như –v, -r, -l….). Ví dụ: Hum-bôn < Humboldt.

- Có sử dụng thêm các con chữ kép như pl, xt, cr, ….Ví dụ: Cô-xta Ri-ca < Costa Rica.

- Đối với tên riêng của các ngôn ngữ có chữ viết không phụ thuộc hệ chữ La Tinh (A-rập, Nhật, Triều Tiên, …) hoặc được tiếp nhận qua ngôn ngữ trung gian thì dựa vào dạng La Tinh hóa chính thức của ngôn ngữ đó để xử lý. Ví dụ: Y-a-xơ A-ra-phát < Yasser Arafat; Kim Te Chung < Kim Dae Jung.

- Đối với tên riêng nước ngoài mới xuất hiện hoặc có cách viết, cách đọc xa với nguyên dạng thì chú thêm dạng La Tinh hóa và để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Áp-đu-ra-man Oa-hit (Abdurraman Wahid).

- Đối với tên riêng tiếng Nga và các ngôn ngữ có chữ viết thuộc hệ Xlavơ thì căn cứ vào dạng viết để xử lý. Ví dụ: Pu-tin < ΠΥΤUΗ, Vôn-ga < ΒΟΛΓΑ.

- Giữ nguyên một số tên riêng quen dùng. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Anh-xtanh (không sửa thành Mô-xcơ-va, Ai-en-stai-nơ).”

Đây là những hƣớng dẫn rất cụ thể cho việc xử lý tên riêng nƣớc ngoài khi đƣa vào tiếng Việt. Nhìn chung, bản dự thảo này theo khuynh hƣớng phiên âm nhƣng đã có một số cải biến nhất định nhƣ: thêm các con chữ kép, xử lý tên riêng dựa vào dạng La tinh hoá của các ngôn ngữ có chữ viết khác.

Có thể nói, cho đến thời điểm này đã có rất nhiều qui định khác nhau về cách viết tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt. Tuy nhiên những văn bản này

không mang tính pháp qui và lại theo những khuynh hƣớng rất khác nhau nên việc áp dụng chúng không mang tính nhất loạt, đồng bộ. Kết quả là đã gây ra hiện tƣợng thiếu thống nhất trong việc thể hiện tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt nhƣ đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC TRONG CÁC VĂN BẢN TIẾNG VIỆT (Trang 54 -54 )

×