Góp phần hoàn thiện các hình thức thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN&PTNT tỉnh Nam Định” (Trang 32 - 34)

II. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng thanh toán không dùng tiền

1. Góp phần hoàn thiện các hình thức thanh toán

1.1Thanh toán séc

Qua thực tế về tình hình thanh toán séc tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định tôi nhận thấy :

- Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc: Thực tế việc luân chuyển của séc nhanh, từ khi phát hành đến khi thanh toán từ 1 đến 5 ngày, mà séc chủ yếu dùng để thanh toán cùng địa phương. Do đó theo quy định thời hạn hiệu lực thanh toán của séc 15 ngày là quá dài vì séc là một phương tiện thanh tóan thay thế tiền mặt.Vì vậy theo tôi nên rút ngắn thời gian hiệu lực thanh toán của séc xuống còn

Luận văn tốt nghiệp

10 ngày.Trên cùng một địa bàn thời hạn hiệu lực thanh toán của séc là 10 ngày sẽ giúp cho việc luân chuyển chứng từ được nhanh chóng, nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong thanh toán , tăng nhanh được tốc độ chu chuyển của vốn, góp phần củng cố vai trò là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế quốc dân của Ngân hàng.

-Về phát hành quá số dư : Trường hợp phát hành séc quá số dư , đơn vị thanh toán sẽ lập 2 liên “giấy từ chối thanh toán”, 1 liên kèm tờ séc trả lại cho khách hàng, còn 1 liên lưu giữ tại Ngân hàng vào sổ theo dõi để phạt tiền theo chế độ quy định. Trường hợp phát hành quá số dư quyền lợi của người thụ hưởng sẽ không được đảm bảo, họ sẽ không thu hồi được vốn. Do đó người thụ hưởng của tờ séc phát hành quá số dư có thể yêu cầu Ngân hàng phục vụ người phát hành séc phải thanh toán ngay toàn bộ số dư còn lại trên tài khoản của người phát hành cho người thụ hưởng, sau đó lưu giữ tờ séc cho đến khi trên tài khoản của người phát hành có đủ số dư sẽ thanh toán tiếp số tiền còn lại. Số tiền phạt phát hành quá số dư vẫn thực hiện theo chế độ quy định. Cách xử lý phạt này sẽ tạo lập cho khách hàng một thói quen phát hành séc một cách nghiêm túc, ngăn ngừa tình trạng phát hành séc quá số dưđể chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Nếu thực hiện theo quá trình này thì quyền lợi của các bên tham gia sẽđược đảm bảo hơn, nhờ vậy sẽ khuyến khích họ sử dụng séc chuyển khoản trong thanh tóan.

1.2. y nhim chi –chuyn tin

Khi đơn vị mua nhận hàng xong của đơn vị bán giao cho thì đơn vị mua mới lập UNC mang đến Ngân hàng phục vụ bên mua để trích tiền trên tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên bán tại Ngân hàng phục vụ bên bán.Vì vậy thanh toán bằng UNC có lợi cho bên mua, không phải ký gửi vốn trước, không bị ứ đọng vốn. Mặt khác đơn vị mua có thể chiếm dụng vốn của đơn vị bán trong trường hợp bên mua nhận hàng rồi nhưng việc chuyển trả tiền chậm trễ.Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị bán , nên dùng UNC có phạt chậm trả.

Luận văn tốt nghiệp

Số tiền phạt chậm trả=Số tiền chậm trả * tỷ lệ phạt chậm trả *Số ngày chậm trả

Tỷ lệ phạt chậm trả bằng lãi suất nợ quá hạn loại cho vay cao nhất tại Ngân hàng phục vụ người phát hành. Nếu thực hiện theo quy định này thì đến ngày đơn vị mua trích trả tiền cho đơn vị bán , đơn vị bán được hưởng thêm phần phạt chậm trả. Cách xử lý trên đảm bảo quyền lợi cho bên bán.

1.3 Thanh toán th ATM

-Ngành Ngân hàng cần mở rộng và thúc đẩy hình thức thanh toán thẻ phát triển nhanh và mạnh, thông qua các cơ quan trung gian(siêu thị, cửa hàng lớn, các trung tâm thương mại…) để việc sử dụng thẻ được thông dụng hơn .

-Ngành Ngân hàng cần xây dựng hệ thống thanh toán thẻ thông suốt, an toàn, tránh gây tình trạng khách hàng bị mất tiền làm giảm lòng tin của khách vào thể thức thanh toán mới.

- Các Ngân hàng phát hành thẻ hiện nay vẫn còn mang tính chất cục bộ chưa đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách kịp thời.Ngành Ngân hàng nên phát hành một loại thẻ duy nhất để khách hàng có thể thanh toán tại bất cứ điểm rút tiền tự động ở các Ngân hàng khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN&PTNT tỉnh Nam Định” (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)