Đan được nong đôi đúng qui trình kĩ thuật

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 3 TUẦN 24. THOA (Trang 29)

- Rèn khéo tay.

B/ Đồ dùng dạy học : - GV: Tranh quy trình kĩ thuật và sơ đồ đan nong đôi. - HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1.

C/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá.

2.Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Hoạt động 3: Thực hành đan nong

đôi .

- Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong đôi đã học ở tiết trước.

- GV nhận xét và hệ thống lại các bước. + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

+ Bước 2: Đan nong đôi.

+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

- Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi.

- Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm.

- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm .

- Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .

- Nêu các bước trình tự đan nong đôi. - Thực hành đan nong đôi bằng giấy bìa: + Nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc.

+ Dán bao xung quanh tấm bìa .

- Trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.

- Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.

tuyên dương học sinh trước lớp . - Đánh giá sản phẩm của học sinh .

c) Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt .

- Chuẩn bị cho tiết sau: giấy TC, kéo, thước.

---

Tiết 5: SINH HOẠT SAO .

Mục tiêu:

Biết được tên sao của mình

Bước đầu nắm được quy trình sinh hoạt sao.

Giáo dục HS biết yêu quý tên sao của mình, yêu quý các bài hát về sao nhi đồng. II.Các hoạt động dạy học: Sinh hoạt sao ngoài sân trường.

1.Phổ biến yêu cầu của tiết học.

Các sao ra sân chọn địa điểm thích hợp và tiến hành sinh hoạt. 2.Các bước sinh hoạt sao:

1Tập hợp điểm danh : Tập hợp theo hàng ngang. Điểm danh bằng tên

Sao trưởng tập hợp điểm danh sao của mình.

2.Kiểm tra vệ sinh cá nhân: Sao trưởng kiểm tra áo quần , đầu tóc.... xong , nhận xét 3.Kể việc làm tốt trong tuần: Kể việc làm tốt trong tuần ở lớp ở nhà.

Sao trưởng nhận xét Toàn sao hoan hô: " Hoan hô sao ...

Chăm ngoan học giỏi Làm được nhiều việc tốt"

4.Đọc lời hứa của sao: Sao trưởng điều khiển , chúng ta luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của sao , toàn sao đọc lời hứa:"Vâng lời Bác Hồ dạy

Em xin hứa sẳn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu"

5.Triển khai sinh hoạt theo chủ điểm: Hát , đọc thơ , kể chuyện theo chủ điểm : Hướng dẫn HS học nội dung : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI RA ĐƯỜNG: *Câu hỏi: Khi ra đường em cần chú ý những điều gì?

-Luôn luôn đi về phía bên phải , sát lề đường , không đùa nghịch trên đường -Khi qua đường cần chú ý bao quát xung quanh , thấy an toàn mới được qua -Không nên chơi những chỗ nguy hiểm , mất vệ sinh, nơi mọi người cần yên tĩnh -Biết giúp đỡ người già , em nhỏ , người tàn tật

-Biết tên đường , ngõ xóm , địa chỉ của trạm y tế , đồn công an . GV hướng dẫn cho HS trả lời

6.Nêu kế hoạch tuần tới.

Lớp ổn định nề nếp , duy trì sĩ số .

Thi đua học tập tốt dành nhiều bơng hoa điểm 10 chào mừng ngày 3/2 Đi học đúng giờ, mặc áo quần dép...đúng trang phục

Học và làm bài tập đầy đủ, vệ sinh lớp học sạch sẽ

Chăm sóc cây xanh, Không ăn quà vặt trong trường học. Trang trí lớp học , tiếp tục thu , nộp cáckhoản tiền Thăm gia đình em ....

---

--- Tiết 4: Đạo đức:

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2) A / Mục tiêu : - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

- Bước đầu biết cảm thông với những đâu thương, mất mát người thân của người khác.

- GDHS biết chia sẻ vui buồn với bạn bè.

B /Đồ dùng dạy học :- Vở bài tập đạo đức. Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.

C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Bài cũ:

- Kiểm tra 2 em:

+ Em cần làm gì khi gặp đám tang ? + Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ? - Nhận xét đánh giá.

2.Bài mới:

* Hoạt động 1 Bày tỏ ý kiến (BT3) - Giáo viên lần lượt đọc to từng ý kiến. - Yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng 3 cách ( đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự ).

- Sau mỗi ý kiến giáo viên yêu cầu thảo luận về các lí do mình chọn.

- Kết luận: + Nên tán thành với các ý kiến

- 2 em trả lời câu hỏi của GV.

- Lớp lắng nghe giáo viên nêu các ý kiến. - Lần lượt học sinh cả lớp bày tỏ thái độ đồng tình giơ bảng màu đỏ, không đồng tình đưa màu xanh và lưỡng lự đưa màu trắng theo như quy ước.

- Thảo luận để đưa ra lời giải thích cho ý kiến của mình.

b, c.

+ Không tán thành với ý kiến a. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4) - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ở BT4 trong VBT.

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung. - Giáo viên kết luận:

+ Tình huống a: Không nên gọi bạn. Nểu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường.

+ Tình huống b: Không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi ...

+ Tình huống c: Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.

+ Tình huống d: Nên khuyên ngăn các bạn.

* Hoạt động 3: Chơi TC : Nên và không

nên

- Chia nhóm.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Trong 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng.

- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Biểu dương nhóm thắng cuộc.

* Kết luận chung: SGV. * Dặn dò:

- Học sinh khác nhận xét .

- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.

- Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày về cách ứng xử các tình huống của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

- Các nhóm tiến hành chơi TC.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn nhóm thắng cuộc.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 3 TUẦN 24. THOA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w