Đánh giá cơ chế động viên khuyến khích

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của May Việt Tiến thông qua mô hình ERF (Trang 29)

Việt Tiến luôn tạo ra một môi trường lao động thoải mái, vui vẻ và phù hợp với khả năng, sở trường của đội ngũ lao động. Ban quản lý luôn quan tâm, động viên và khuyến khích nhân viên để nhân viên tin tưởng vào khả năng quản lý cũng như là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công ty.

- Nhân viên được đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị . Phân xưởng may của công ty có không khí mát rượi với hệ thống làm mát, đèn chiếu sang hợp lý, dây chuyền sản xuất bố trí hợp lý. - Nhân viên được tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao : phong

trào được tổ chức hàng năm cho khối công nhân sản xuất nhân dịp các ngày lễ như 8-3, 20-10, kỉ niệm ngày thành lập công ty,…

- Nhân viên được hưởng các chính sách phúc lợi: hàng năm công ty đều tổ chúc đi du lịch, nghỉ mát, liên hoan cuối năm,… tuy nhiên những phúc lợi này chủ yếu dành cho cán bộ khối văn phòng hay cấp quản lý.

- Hàng năm công ty đều mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên.

6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến :

Điểm mạnh Điểm yếu

- Ngành nghề kinh doanh đa dạng - Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng,

phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

- Giá cả cạnh tranh, công ty phát triển theo chiến lược “đa giá”, tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng - Thị trường rộng lớn : nội địa,

quốc tế

- Quy mô lớn mạnh: 3 công ty con, 21 công ty trực thuộc, 14 công ty liên kết, 7 công ty liên doanh - Vị trí cao trên thị trường, thương

hiệu uy tín, hình ảnh tốt

- Lao động: trình độ chuyên môn khá trở lên , đội ngũ thiết kế hung hậu

- Thiết bị sản xuất hiện đại

- Nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên khả năng gặp rủi ro về giá cao

- Lao động có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm chiếm tỷ lệ nhỏ - Máy móc thiết bị nhập khẩu nên

chi phí khá cao và thường xuyên đào tạo trình độ lao động

- Chính sách R&D chưa phát triển mạnh

- Thiết kế khá gò bó trong thời trang công sở

Cơ hội Thách thức

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong ngành dệt may

- Xã hội: cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” - Nhu cầu xuất khẩu tăng, ưu đãi

cho hàng xuất khẩu dệt may ( hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật sẽ hưởng thuế suất 0%) - Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành

- Áp lực cạnh tranh toàn cầu

- Tăng trưởng dệt may Trung Quốc với cạnh tranh nhiều về giá

- Tác động của nền kinh tế thế giới - Thu hút lao động có tay nghề

cũng cạnh trạnh gay gắt hơn - Tâm lý nhu cầu: tâm lý sinh

ngoại, ham rẻ, và định kiến chê hàng Việt của người tiêu dùng

tăng

KẾT LUẬN

Với những chiến lược kinh doanh xuất sắc, lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu cùng với việc luôn cải tiến mẫu mã, đa dạng màu sắc sản phẩm, thương hiệu thời trời, Việt Tiến đã từng bước vượt qua định kiến, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Việt Tiến cũng đang là doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam, có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Các sản phẩm may mặc của công ty, nhất là áo sơ mi đã và đang phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng từ bình dân đến cao cấp,…

Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty May Việt Tiến trong hơn 30 năm qua, Việt Tiến đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu Đảng và Nhà nước trao tặng: Tập thể Anh Hùng Lao Động, Huân chương Lao Động hạng Nhất, Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba,… hay danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt May Việt Nam” 8 năm liền và được người tiêu dung bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 16 năm liền, đạt danh hiệu doanh nghiệp văn hóa UNESCO,… Đó là những phần thưởng xứng đáng cho một doanh nghiệp đã chủ động tích cực vươn lên dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của May Việt Tiến thông qua mô hình ERF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w