Giờkhoán Hx giờ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 31)

Trong đó:

H: Số giờ chuẩn của công việc đã làm xong. Lgiờ: mức trả lương cho 1 giờ.

Tiền công sẽ được trả theo số lương mà công nhân hoàn thành: Trong phiếu giao khoán.

Những ưu điểm thường gắn với hình thức lương khoán là nó đảm bảo một động cơ thúc đẩy mạnh bằng tiền và là một biện pháp để duy trì

năng suất cao, nó khen thưởng những cá nhân có nỗ lực và thành tích vượt mức, giảm mức độ giám sát cần thiết và tạo ra một cơ sở tiện lợi để kiểm tra chi phí. Tuy nhiên chế độ trả công này khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỷ mỉ để xây dựng dơn giá trả công chính xác cho công nhân làm khoán.

f) Lương sản phẩm có thưởng: Chế độ trả công này, về thực chất là các chế độ trả lương sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng hình thức trả lương này toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu số lượng của chế độ tiền lương quy định.

Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng tính theo công thức:

L(m x h) Lth =

100

Trong đó:

Lth: Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng.

L: Tiền lương trả với đơn giá cố định.

m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. h: % hoàn thành vượt mức chi tiền thưởng.

Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân.

4- Tiền thưởng:

* Thực chất tiền thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong các

biện pháp khuyến khích và có hiệu quả nhất đối với người lao động cả về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần.

Tiền thưởng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống cũng như lao động vật hoá, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất.

* Công tác tiền thưởng gồm 3 nội dung sau:

- Chỉ tiêu thưởng gồm cả chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Yêu cầu các chỉ tiêu xét thưởng này phải xác định chính xác và cụ thể.

- Điều kiện thưởng: Nhằm xác định tiền đề để thực hiện chỉ tiêu xét thưởng.

- Nguồn và mức thưởng:

+ Mức thưởng là giá trị bằng tiền đề thưởng cho cá nhân hay tập thể khi hoàn thành chỉ tiêu xét thưởng.

+ Mức thưởng cao hay thấp là tuỳ thuộc vào nguồn tiền thưởng và các mục tiêu cần khuyến khích. Nói chung, nguồn tiền thưởng có thể lấy từ 3 nguồn sau: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và giá trị làm lợi do kết quả mang lại.

* Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp cú thể dùng một hoặc một số hình thức sau:

- Thưởng hoàn thành vượt mức và hoàn thành kế hoạch. - Thưởng phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Thưởng khuyến khích làm hàng xuất khẩu.

- Thưởng làm đêm, thêm giờ, nâng cao năng suất lao động.

Đối với người lao động tham gia lao động tạp thể, khen thưởng bằng vật chất có tác dụng kích thích to lớn. Điều quan trọng cũng là khó khăn là phải xác định đúng người, đúng việc cần thưởng. Phải xây dựng được hệ thống khen thưởng chỉ nên là tiền lãi, tiền tiết kiệm được.

Đối với công nhân thưởng cần kịp thời, đúng lúc, thưởng cho họ khi họ chủ động, tích cực sáng tạo trong lao động, hoàn thành khối lượng lao động cao hơn so với người khác, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng. Mức tiền thưởng nên quy định ổn định theo phần trăm hoặc giá trị tăng thêm, giá trị tiết kiệm phần tổn thất được loại trừ. Phần trăm tiền thưởng phải đủ lớn để kích thích người lao động. Điều quan trọng và khó khăn là làm sao tính toán đúng giá trị tăng thêm, tiết kiệm thuần tuý và làm sao xác định chính xác những người tham gia, mức độ tham gia của từng thành viên.

Các quy định của Nhà nước về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọi sản phẩm, dịch vụ phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Những sản phẩm trọng yếu, sản phẩm đặc thù, sản phẩm do Nhà nước định giá trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn giá tiền lương do quy định nhà nước. Các sản phẩm còn lại đơn giá tiền lương do doanh nghiệp quyết định nhưng phải theo hướng dẫn thống nhất và đăng ký với cơ quan nhà nước. Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở định mức lao động và tiền lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không tính vào đơn giá tiền lương. Khi có sự thay đổi về định mức lao động tiền lương thì đơn giá tiền lương được xác định lại.

Nhà nước không hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương mới. Việc trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước không được thấp hơn mức quy định hiện hành (kể cả thuế lợi tức) nộp bảo hiểm xã hội theo quy định.

Đơn giá tiền lương hàng năm của doanh nghiệp phải xây dựng và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt vào quý I năm kế hoạch.

Những đơn vị doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chưa xây dựng định mức lao động, chưa thực hiện chỉ được quyết toán theo tổng số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu 290.000 đ/ tháng.

Căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt giám đốc doanh nghiệp giao đơn giá cho các doanh nghiệp thành viên. Các Cục quản lý ngành căn cứ vào phân cấp của Bộ sau khi tổng hợp được giá tiền lương của các đơn vị trình Bộ thẩm định giao cho các đơn vị trực thuộc và báo cáo kết quả về Bộ.

Từ đó các doanh nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt xây dựng quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập. Quy chế này phải được thông qua tổ chức công đoàn để tham gia và phổ biến tới từng người lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương.

Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải phản ánh đầy đủ vào sổ lương của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 31)