Lập kế hoạch quỹ tiền lương Trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG VÀ TIỀN LƯƠNG (Trang 24 - 31)

1. Quỹ lương và thành phần quỹ lương 1.1. Quỹ lương

Là tổng số tiền dùng để trả lương cho công nhân viên chức do doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

Gồm: - Tiền lương cấp bậc.

- Tiền lương biến đổi gồm các khoản phụ cấp.

1.2. Thành phần quỹ lương gồm

- Tiền lương tháng, ngày theo hoàn thành các thang lương, bảng lương Nhà nước.

- Tiền lương trả theo sản phẩm.

- Tiền công nhật trả cho những người làm theo hợp đồng.

- Tiền lương trả cho những cán bộ, công nhân khi sản xuất ra những sản phẩm không đúng quy định.

- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân trong thời gian ngừng việc do thiết bị, máy móc ngừng chạy vì thiếu nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu…

- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ của Nhà nước.

- Tiền lương trả cho công nhân viên chức được cử đi học theo chế độ quy định nhưng vẫn còn tính trong biên chế.

- Tiền lương trả cho công nhân viên chức nghỉ phép định kỳ, nghỉ phép vì việc riêng trong phạm vi chính sách của Nhà nước quy định.

- Tiền nhuận bút, tiền giảng bài cho các cán bộ, công nhân trong các cơ quan Nhà nước.

- Các loại tiền thưởng cho tính chất thường xuyên.

- Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, làm ca.

- Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất.

- Phụ cấp trách nhiệm cho các tổ trưởng sản xuất, công nhân lái xe.

- Phụ cấp cho công nhân di chuyển lao động.

- Phụ cấp thâm niên nghề trong các ngành đã được Nhà nước quy định.

- Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng.

- Phụ cấp khu vực.

- Các phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương.

1.3. Phân loại quỹ tiền lương

Có những phân biệt khác nhau sau đây về quỹ tiền lương:

1.3.1. Quỹ tiền lương theo kế hoạch

Là tổng số tiền lương dự tính theo lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương dùng để trả lương cho công nhân viên chức theo số lượng và chất lượng lao động khi hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.

1.3.2. Quỹ tiền lương báo cáo.

Là tổng số tiền thực tế đã chi, trong đó có những khoản không được lập trong kế hoạch nhưng phải chi do thiếu sót trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thường, nhưng khi lập kế hoạch không tính đến: Tiền lương trả cho thời gian ngừng việc, làm lại sản phẩm hỏng…

Quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương báo cáo được phân loại theo đối tượng trả lương như sau:

- Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quỹ lương của công nhân viên chức và thường biến động tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất.

- Quỹ tiền lương của viên chức khác trong doanh nghiệp tương đối ổn định, trên cơ sở biên chế và kết cấu lương của viên chức đã được cấp trên xét duyệt.

1.4. Kết cấu quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất được chia làm 4 loại như sau:

- Quỹ tiền lương cấp bậc.

- Quỹ tiền lương giờ.

- Quỹ tiền lương ngày.

- Quỹ tiền lương tháng (năm).

1.5. Tổng quỹ tiền lương

Là toàn bộ các khoản tiền lương chính, phụ mà doanh nghiệp phải trả cho người

lao động để họ thực hiện chương trình sản xuất, kinh doanh cua doanh nghiệp.

- Lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động theo tiêu chuẩn cấp bậc công việc và theo chức danh mà doanh nghiệp đã thoả thuận với họ trong các hợp đồng lao động.

- Lương phụ: Là khoản tiền trả thêm do công việc đòi hỏi như:

+ Phụ cấp làm thêm, trách nhiệm…

+ Phụ cấp độc hại, ca 3…

+ Các phụ cấp khác.

2. Những yêu cầu và nguyên tắc khi trả công cho người lao động 2.1. Khi trả công cho người lao động cần đảm bảo những nguyên tắc sau

- Tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động.

- Tiền lương phải được tiền tệ hoá, xoá bỏ bao cấp ngoài lương dưới mọi hình thức hiện vật. Mức lương phải luôn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành.

- Thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của các bộ phận trong một ngành và các ngành trong nền kinh tế quốc dân.

2.2. Các mục tiêu, yêu cầu khi trả công cho người lao động.

- Tiền lương phải trở thành thu nhập chính của người lao động, làm công ăn lương và tăng cường được chức năng đòn bẩy của nó.

- Tiền lương phải kích thích người lao động làm việc, tăng cường hiệu lực bộ máy Nhà nước, thực hiện điều tiết tiền lương, lập lại trật tự trong tiền lương, bảo đảm công bằng xã hội.

- Mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế, với hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu về lao động và sự biến động của giá cả và lạm phát.

3. Lập kế hoạch quỹ lương

Tính quỹ tiền lương cơ bản (quỹ lương cấp bậc và lương chức vụ).

3.1. Căn cứ vào doanh thu

Phương pháp này dựa vào doanh thu kỳ báo cáo để xác định quỹ lương cho kỳ kế hoạch. Công thức tính như sau:

QTL = TR x K%.

TR : Tổng doanh thu kỳ báo cáo.

K%: Tỷ lệ % tiền lương trong doanh thu.

3.2. Tính theo lương bình quân và số lao động bình quân kỳ kế hoạch

Phương pháp này dựa vào lương bình quân cấp bậc hay chức vụ thực tế của kỳ báo cáo và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân kỳ kế hoạch. Sau đó dựa vào số lao động bình quân kỳ kế hoạch để tính quỹ tiền lương kỳ kế hoạch. Công thức tính như sau:

QTL1= L1 x T1; L1= L0 x ITl1

QTL1: Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.

L1 : tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.

T1 : Số lao động bình quân kỳ kế hoạch.

L0 : tiền lương bình quân kỳ báo cáo.

ITl1 : chỉ số tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.

3.3. Tính theo đơn giá sản phẩm kỳ kế hoạch

Phương pháp này dựa vào số lượng từng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch và đơn giá kế hoạch của từng sản phẩm, để tính tiền lương từng loại.

Sau đó cộng tiền lương của tất cả các loại sản phẩm lại sẽ có quỹ lương:

QTLSF: Quỹ lương làm theo lương sản phẩm.

ĐGi: đơn giá của sản phẩm i.

SPi: Số lượng sản phẩm i.

3.4. Tính theo lượng chi phí lao động

Phương pháp này dựa vào chi phí lao động (tính theo giờ, mức của từng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch) và suât lương giờ bình quân từng loại sản phẩm để tính tiền lương sản phẩm của từng loại rồi tổng hợp laị.

Công thức tính:

QTLSF: Quỹ tiền lương cấp bậc công nhân làm theo lượng sản phẩm.

ti: Lượng chi phí lao động của sản phẩm.

Sgti: suất lương giờ bình quân của sản phẩm.

Chú ý:

+ Lượng chi phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm lấy theo kế hoạch.

+ Suất lương giờ bình quân được tính căn cứ vào hệ số lương bình quân công việc và suất lương giờ bậc 1.

3.5. Tính theo mức chi phí bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm

Phương pháp này dựa vào mức chi phí tiền lương thực tế cho 1 đơn vị sản lượng trong kỳ báo cáo, chỉ số tiền lương và chỉ số năng suất lao động trong năm kế hoạch để xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch.

MTLo =

ểSLo QTLo

Cách tính như sau:

QTLSF =

i n

i

ixSP

DG

QTLSF = =1

i n

i

ixSP

DG

=1

QTLSF =

gti n

t

ixS

t

=1

MTL0: Mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản lượng kỳ báo cáo.

QTL0: Quỹ tiền lương kỳ báo cáo.

ΣSL0: Tổng sản lượng kỳ báo cáo (tính băng 1000đ).

Sau đó tính mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản lượng kỳ kế hoạch:

MTL1 =

Iw1

MTlo x ITL1

Công thức tính:

ITL1: Chỉ số tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.

IW1: Chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch.

Sau cùng tính quỹ tiền lương kế hoạch theo công thức:

QTL1 = MTL1 x ΣSL1

ΣSL1:Tổng sản lượng kỳ kế hoạch.

4. Sử dụng quỹ tiền lương

Để thúc đẩy sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ tiền lương, phát hiện những mặt mất cân đối giữa các chỉ tiêu sản xuất và tiền lương để có biện pháp kịp thời khắc phục, góp phần củng cố chế độ hoạch toán kinh tế, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích tăng năng suất lao động, hạ gía thành sản phẩm, góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cần phải:

- Xác định mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối và tương đối của quỹ tiền lương.

- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quỹ tiền lương.

- Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương bình quân.

4.1. Mức tiết kiệm của quỹ tiền lương

Mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương là hiệu số giữa quỹ tiền lương báo cáo và quỹ tiền lương kế hoạch sau khi đã tính toán lại theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất.

4.2. Nhân tố ảnh hưởng tới quỹ tiền lương của doanh nghiệp Có 2 nhân tố ảnh hưởng tới quỹ tiền lương của doanh nghiệp:

+ Tăng hoặc giảm số lượng người làm vệc.

+ Tăng hoặc giảm số tiền lương bình quân.

Việc tăng hoặc giảm số lượng tuỳ thuộc vào cư cấu và chính sách của Công ty. Chúng ta chỉ xét tới vấn đề làm thay đổi tiền lương bình quân. Khi xét những nguyên nhân làm tăng (giảm) tiền lương bình quân phải tiến hành theo từng loại công nhân.

- Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất: Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất cần được phân tích theo lương bình quân giờ, ngày, tháng (năm). Việc tăng, giảm tiền lương của công nhân sản xuất do nhiều nhân tố tăng giảm từng khoản mục, khi phân tích cần liên hệ tới các chính sách tiền lương đối với công nhân nhằm phát hiện các khoản chi sai hoặc không hợp lý gây hiện tượng vượt chi quỹ tiền lương.

Mối quan hệ giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân:

Khi phân tích mức vượt chi quỹ tiền lương của công nhân hưởng theo sản phẩm cần chú ý đến mối quan hệ giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân.

Bởi vì nếu xếp bậc công nhân không đúng với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật sẽ làm cho tiền lương cấp bậc bình quân cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến kế hoạch (nếu số công nhân ở các bậc cao chiếm tỷ trọng lớn hơn dự kiến kế hoạch sẽ làm tăng tiền lương bình quân)

Tình hình thực hiện mức lao động của công nhân:

Chất lượng công tác định mức lao động có ảnh hưởng đến tiền lương bình quân bởi vì, mức lao động là cơ sở trả lương theo sản phẩm. Do đó cần tính đến tỷ trọng giữa các mức có căn cứ kỹ thuật, mức thống kê kinh nghiệm và tỷ lệ % hoàn thành mức có căn cứ ở các phân xưởng theo từng loại công nhân để tìm ra hiện tượng vượt chi quỹ tiền lương.

_ Tiền lương bình quân của cán bộ nhân viên khác:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG VÀ TIỀN LƯƠNG (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w