Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường của dự án trụ sở ủy ban nhân dân quận phú nhuận, TP HCM (Trang 26)

I. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1.1.1.Tác động đến môi trường không khí

- Bụi: phát sinh từ quá trình tháo dỡ nhà để chuẩn bị mặt bằng xây dựng dự án. Khi tháo dỡ, lượng bụi này sẽ bay lên và phát tán vào không khí xung quanh. Ngoài ra bụi còn phát sinh từ phương tiện vận chuyển gạch và các phế liệu đi nơi khác…, từ thiết bị hỗ trợ cho quá trình tháo dỡ. Tham khảo tại các công trình tương tự, ước tính nồng độ bụi trong quá trình tháo dỡ, san lấp mặt bằng có thể lên đến 20 – 30mg/m3.

- Khí thải từ phương tiện vận chuyển lượng sinh khối phát sinh

Phương tiện sử dụng chính trong hoạt động này là xe tải, theo tham khảo từ WHO, 1993 tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh đối với xe tải chạy trên đường như sau:

Bảng 2.2 Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường Chất ô

nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)

Tải trọng xe <3,5 tấn Tải trọng xe 3,5-16 tấn

TrongTP NgoàiTP Đường cao tốc TrongTP NgoàiTP Đường cao tốc

SO2 1,16S 0,84S 1,30S 4,29S 4,15S 4,15S

NOx 0,70 0,55 1,00 1,18 1,44 1,44

VOCs 0,15 0,40 0,40 2,60 0,80 0,80

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%kl) 0,05%

Tổng sinh khối cần phải làm sạch trong khu vực dự án ước tính khoảng 1 tấn. Như vậy số lượng xe cần vận chuyển lượng sinh khối này cần 1 lượt xe có tải trọng <3,5 tấn trong thời gian vận chuyển 1 ngày, với quãng đường vận chuyển khoảng 20km.

Bảng 2.3. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh

Chất ô nhiễm Tổng lượng thải (kg)

SO2 0,00084

NOx 0,011

CO 0,017

VOC 0,008

Nguồn: WHO, 1993

Theo kết quả ước tính ở trên, lượng chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động vận chuyển trong quá trình san lấp mặt bằng là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ lưu ý giảm thiểu các tác động này bằng các biện pháp đề ra cụ thể tại mục III.

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường của dự án trụ sở ủy ban nhân dân quận phú nhuận, TP HCM (Trang 26)