Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG (Trang 26 - 28)

Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến thường được áp dụng ở những " khâu yếu" trong sản xuất. Đó là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất.

Trong chế độ trả lương này dùng hai loại đơn giá:

- Đơn giá cố định: Dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành

- Đơn giá luỹ tiến: Dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm

Đơn giá luỹ tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá. Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến được tính theo công thức:

LLt = DG . Q1 + DG x k(Q1 - Qo)

Trong đó: LLt : Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến

DG : Đơn giá cố định tính theo sản phẩm

Q1 : Sản phẩm thực tế đã hoàn thành

Qo : Sản lượng đạt mức khởi điểm

k : Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến

Trong chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến, tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý được xác định dựa vào phần tăng chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Tỷ lệ này được xác định như sau:

dcd x tc

dl

x 100%

Trong đó: k : Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý

dcd : Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành

sản phẩm

tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố

định dùng để tăng đơn giá.

dL : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành

sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng.

+ Ưu nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến

- Ưu điểm: Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc để tăng năng suất lao động.

- Nhược điểm: áp dụng chế độ này dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăngnăng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w