QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG (Trang 25 - 28)

1. Quỹ tiền lương kế hoạch

Căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế gắn với tiền lương Công ty xây dựng quỹ tiền lương năm kết hoạch. Cách thức xây dựng như sau:

Vkh = [Lđb x Lmin.dn x (Hpc + Hcb) + Vgt] x 12 Trong đó:

Vkh: Là quỹ tiền lương năm kế hoạch

Lđb: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp

Lmin.dn: Mức năng lượng tối thiểu doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định

Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân của doanh nghiệp

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.

Vgt: Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong mức lao động.

Các thông số Lđb , Lmin dn , Hcb , Hpc và Vgt được xác định như sau:

Lđb: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm được xây dựng.

Lmin dn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương.

Lmin dn = Lmin (1 + Kđc), trong đó là lương tối thiểu của Nhà nước, Kđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp

Kđc = K1 + K2. Với K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng. K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành.

Hcb, Hpc xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chưa tính trong mức lao động.

2. Quỹ tiền lương thực hiện

Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao và theo kết quả sản xuất kinh doanh quỹ tiền lương được thực hiện như sau:

Vth = (Đg * Csxkd) + Vpc + Vbs Trong đó:

Vth: Quỹ tiền lương thực hiện

Đg: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao

Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã thực hiện của doanh nghiệp (theo tổng sản phẩm )

Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (chưa tính tới trong đơn giá tiền lương)

Vps: Quỹ tiền lương bổ xung.

3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

Đơn giá tiền lương luôn là vấn đề quan trọng trong quá trình hạch toán và trả công cho người lao động, do đó các doanh nghiệp cần có những sự lựa chọn hình thức xây dựng đơn giá sao cho phù hợp với đặc điểm và loại hình

thức hoạt động của doanh nghiệp mình. Cụ thể hiện nay có những hình thức xây dựng đơn giá tiền lương như sau:

3.1. Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm:

Phương pháp này ứng với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh là đơn vị hiện vật, cụ thể là sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi, cách này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể quy đổi được như thép bia, rượu…

Công thức xác định đơn giá như sau: Vdg = Vgiờ x Tsp

Trong đó:

Vdg: Đơn giá tiền lương

Vgiờ: Tiền lương tính theo giờ

Tsp: Mức lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi

3.2.Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu

Phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Công thức tính như sau:

kh kh dg T V V ∑ ∑ = Trong đó:

Vdg: Đơn giá tiền lương

Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch

Tkh: Tổng doanh thu kế hoạch

3.3. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi, chưa tính lưong, phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp quản lý tổng thu tổng chi một cách chặt chẽ. Công thức tính như sau:

kh kh kh dg C T V V ∑ − ∑ ∑ = Trong đó:

Vdg: Đơn giá tiền lương

Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch

Tkh: Tổng doanh thu kế hoạch

Ckh: Tổng chi phí kế hoạch khi chưa có tiền lương 3.4. Đơn giá tiền lương tính theo lợi nhuận

Phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi, xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Công thức tính như sau:

kh kh dg P V V ∑ ∑ =

Trong đó:

Vdg: Đơn giá tiền lương

Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG (Trang 25 - 28)