Biện pháp quản lý tỉ lệ học sinh bỏ học trong Trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh không những về vật chất mà kể cả về tinh thần và tạo môi trường hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy, trong quá trình quản lý cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong nhà trường dựa trên kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, kết quả của quá trình giảng dạy và học tập cần phải được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu kém trong quá trình quản lý.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành, người hiệu trưởng cần phải có uy tín, có bãn lĩnh như : phong cách lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và có tầm nhìn xa, sâu và rộng đối với sự nghiệp giáo dục. Cần phải có những quyết định đúng đắn trong các biện pháp quản lý hoạt động của nhà trường, có như thế thì tin chắc rằng tỉ lệ học sinh bỏ học nhất định sẽ giảm trong những năm tiếp theo.
Với những kinh nghiệm duy trì sĩ số học sinh qua bài viết nầy thật ra cũng phải là điều gì mới mẽ, nhưng nếu chỉ áp dụng những lí thuyết suông hay chỉ theo một qui trình thủ tục để giải quyết cho một học sinh nghỉ học luôn, chính
thức xóa tên trong danh sách lớp đang học thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt. Cái mới ở đây là “cái tâm” thực sự của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp khi phát hiện một học sinh có ý muốn nghỉ học luôn. Sự tinh tế trong tìm hiểu, sự linh hoạt trong công tác phối hợp, sự tế nhị trong động viên, sự bao dung trong uốn nắn, sự kiên trì trong giáo dục và sự công bằng trong bình chọn xét trợ cấp… để giúp học sinh tiếp tục trở lại trường qua việc tìm hiểu, nắm bắt đúng tâm tư, hoàn cảnh học sinh và những lời động viên, khích lệ về tinh thần sẽ giúp các em có những suy nghĩ đúng đắn, vượt qua mọi khó khăn, cố gắng vươn lên để chiến thắng bản thân.