- Điều tiết giảm thu nhập tầng lớp dân cư giàu có và tăng thu nhập cho tầng lớp nghèo.
+ Giảm thu nhập tầng lớp giàu có: Nhà nước đánh thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thừa kế, đây là loại thuế trực thu luỹ tiến. Mặt khác, để thực hiện thuế thu nhập một cách triệt để thì các công ty, cơ quan nên lập một tài khoản riêng cho nhân viên công ty mình và gửi tiền lương vào đó, tuy việc này không thực sự là chính xác vì còn những hiện tượng móc ngoặc, "tay trong, tay ngoài" nhưng nó cũng làm tăng độ chính xác trong thuế thu nhập..
+ Điều tiết tăng thu nhập cho tầng lớp nghèo: Nhà nước dùng tiền ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo, những người gặp rủi ro, khuyết tật...thông qua các chương trình kinh tế- xã hội, các quỹ trợ cấp quốc gia, trợ cấp, tín dụng, ưu đãi...Ngoài ra còn các cuộc vận động đóng góp vào quỹ xoá đói giảm nghèo...Nhà nước cần tăng cường các dịch vụ công như dự án y tế công cộng, bệnh viện miễn phí cho người nghèo, chương trình nước sạch, chăm sóc người già cô đơn, trẻ em mồ côi. Hộ đói nghèo được miễn giảm các khoản đóng góp xã hội do địa phương qui định để xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ...được miễn giảm các khoản thuế như thuế doanh thu..
- Chính sách lao động việc làm
Vấn đề việc làm luôn là vấn đề bức xúc trong mọi thời đại, đặc biệt là TP. HCM nơi được cho là dễ tìm kiếm việc làm nhất trong cả nước nhưng vẫn không đáp ứng được số
Sự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
việc lám cần thiết cho người lao động. Các giải pháp để giải quyết việc làm trong thời gian tới như: phát triển kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu lao động; thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm như chương trình trợ giá vốn và công nghệ, phát triển các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, tổ chức điều tra, thu nhập thông tin về thị trường lao động; giải quyết lao động dôi dư…
- Chính sách cứu trợ xã hội.
Cứu trợ xã hội là một trong những chính sách góp phần thực hiện công bằng xã hội, chủ yếu là những ngời gặp rủi ro trong cựôc sống. Chính sách cứu trợ xã hôi thường được thực hiện đối với các trường hợp.
+ Đối với trẻ em, thanh thiếu niên cơ nhỡ, cô đơn không nơi nương tựa. Mục tiêu đối với đối tượng này là huy động các nguồn lực xã hội, đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ.
+ Đối với người cao tuổi, thực hiện các biện pháp như bảo đảm chế độ hưu trí, chế độ bảo hiểm, lập các hội câu lạc bộ ngời cao tuổi.
+ Đối với nưgời tàn tật, hầu hết những người này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. ở nước ta, số ngời này khá đông do hậu quả của chiến tranh. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ và huy động sự đóng góp, trợ giúp các tổ chức xã hội.
- Điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trờng nhằm bảo đảm ổn định sản xuất và mức sống của những người có thu nhập thấp: Giữ giá hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực phẩm...) đánh thuế tiêu thụ cao vào các mặt hàng xa xỉ (ôtô, tủ lạnh, rượu ngoại...). Điều tiết cung cầu để ổn định giá cả những mặt hàng do tầng lớp nghèo sản xuất. Kiềm chế lạm phát ban hành luật về tiền lương tối thiểu và điều chỉnh kịp tiền lương với mức độ lạm phát v.v...
- Cải cách hành chính, lành mạnh hóa bộ máy Chính quyền, ngăn cấm và nghiêm trị các hành vi tiêu cực, nhất là nạn tham nhũng, đầu cơ, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, móc ngoặc giữa công chức Nhà nước với các tầng lớp giàu có v.v.. Hoàn thiện hệ thống tổ chức chỉ đạo điều hành.
Sự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp - Các chính sách về giáo dục, miễn giảm học phí
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lợi đối với người lao động. - Cung cấp các dịch vụ nhà ở cho hộ gia đình. Có chính sách nhà ở cho người nghèo, người di cư. Đặc biệt là các giải pháp phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp như:
+ Giải pháp về chính sách:
Về mặt chính sách, nước ta đã có “Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2011. Luật đất đai 2003, Luật nhà ở 2005 và Luật kinh doanh BĐS 2006 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Nghị định 71/NĐ - CP ngày 23/6/2010 quy định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, thay thế cho NĐ/2006/NĐ-CP đã thống nhất.
Nhà ở xã hội cũng là nhà ở cho người thu nhập thấp chứ không tách ra như trước đây.
Nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, hưởng thuế suất ưu đãi VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay kích cầu, tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn cần quan tâm bổ sung một số chính sách như: Bổ sung tiền nhà vào lương đủ để CB CN VC có khả năng giải quyết chỗ ở của mình. Đa sở hữu đất đai để cải thiện quyền sở hữu.
+ Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất
Đối với nhà ở xã hội rất cần có quỹ đất để gắn kết với nơi làm việc và dịch vụ công cộng tạo thành các khu liên hợp: Khu công nghiệp - nhà ở công nhân - dịch vụ công cộng, Trường đại học - ký túc xá sinh viên - dịch vụ công cộng.
+ Giải pháp phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng đồng bộ
Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch đô thị là phải tăng cường quản lý sử dụng đất đồng thời với việc kiểm soát tăng trưởng gắn kết với phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng hạt nhân của việc sử dụng đất hỗn hợp là đã kiểm soát được cả trên thực tế và có khả
Sự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
năng thực tiễn để không hạn chế đến giao thông trong tương lai, đặc biệt là giữa chỗ ở và làm việc cần được tương thích với nhau.
Từ sự khởi đầu của chương trình nhà ở xã hội và nhà ở người thu nhập thấp là yếu tố quyết định nhịp độ, theo đó các hệ thống giao thông, cơ sở thương mại, công nghiệp và tất cả các công trình cơ sở hạ tầng khác được phát triển. Nó giúp xác định các lô đất và dịch vụ hạ tầng của chúng, cho các tuyến đường nhà ga, các tuyến xe buýt và hệ thống giao thông công cộng. Nó cũng tạo ra bước đi cho việc lắp đặt hầu như toàn bộ mạng lưới nước sạch, điện, liên lạc viễn thông và thoát nước thải.
Cần thực hiện điều tiết chênh lệch địa tô do Nhà nước đầu tư kỹ thuật hạ tầng mà có để cân bằng giữa phát triển nhà ở và phát triển hạ tầng đô thị.
Như vậy, chiến lược nhà ở đã trực tiếp và gián tiếp đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng cấu trúc xã hội và không gian, tạo ra hạ tầng xương sống cho sự thịnh vượng kinh tế và ổn định chính trị.
+ Giải pháp hợp tác nhà nước và tư nhân
Hợp tác Nhà nước - tư nhân (Public Private Parnership - PPP) là liên doanh hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật chuyên môn của mỗi đối tác nằm đáp ứng yêu cầu của người dân đã được xác định một cách rõ ràng thông qua việc phân bổ thích hợp các nguồn lực, rủi ro và chế độ khen thưởng (Theo nguồn của chính phủ Canada 2001).
Các mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân rất đa dạng về hình thái và quy mô. Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát của khối nhà nước mà sự tham gia của tư nhân có thể khác nhau từ việc cung ứng các dịch vụ cho đến sở hữu hoàn toàn như: Công ty liên doanh; Sáng kiến công (khối nhà nước ký hợp đồng dài hạn mua các dịch vụ chất lượng cao, trong đó nêu rõ các kết quả đầu ra cần đạt được của phía tư nhân; Góp vốn chung; Hợp tác đầu tư; Đồng thực hiện chính sách (việc bố trí các cá nhân trong lĩnh vực tư nhân hoặc các bên tư nhân tham gia vào việc xây dựng hoặc triển khai thực hiện một số chính sách công nào đó); Chuyển nhượng; Ký hợp đồng hợp tác.
Sự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
Giải pháp hợp tác Nhà nước - tư nhân cũng có thể ứng dụng để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa có cơ chế đầy đủ để vận hành mô hình “Hợp tác Công - Tư”.
Một khu chung cư giá rẻ ở Bình Dương
+ Giải pháp về tài chính
Cần có một hệ thống tài chính đúng đắn để bảo đảm cung cấp đầy đủ vốn cho sản xuất và bảo dưỡng quỹ nhà ở và các tiện nghi, đồng thời tạo điều kiện cho người mua nhà ở có thể trả dần trong một thời gian dài.
Hiện ở TP. HCM đã có ngân hàng phát triển nhà, quỹ tín dụng cho người nghèo và người thu nhập thấp (tham khảo mô hình tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp của Grameen Bank - Bangladesh).
Cần sớm thành lập “quỹ tiết kiệm nhà ở” (quỹ này hình thành trên cơ sở tái cơ cấu quỹ phát triển nhà tại các địa phương). Quỹ tiết kiệm nhà ở hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập hạn chế. Nguồn vốn được hình thành từ sự đóng góp của người lao động từ tiền lương theo tỷ lệ quy định (có quốc gia quy định mức 10 - 15%, mức thấp nhất từ 3 - 5%). Mục đích của quỹ tiết kiệm nhà ở để đầu tư xây dựng nhà ở và cho người mua vay ưu đãi. Người gửi tiền sau 10 - 15 năm sẽ được mua nhà bằng tiền tiết kiệm. Nếu
Sự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
người gửi không xóa yêu cầu mua nhà thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi. Đây là mô hình được hầu hết các nền kinh tế đang phát triển áp dụng.
Mặt khác, đối với hộ gia đình cá nhân tham gia chương trình tiết kiệm nhà ở, tiền đóng góp hàng tháng có thể không tính theo tỷ lệ tiền lương mà tính theo nhu cầu của khoản vay dự kiến. Khi tiền đóng góp vào quỹ bằng khoảng 30% giá trị nhà ở cần mua hoặc cần thuê mua và thời gian đóng góp quỹ tối thiểu từ 5 năm trở lên thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được vay tiền từ Quỹ tiết kiệm nhà ở. Việc cho vay được tính trên nguyên tắc, ai gửi tiết kiệm nhiều hoặc thời gian dài hơn thì được ưu tiên vay trước. Người vay phải trả đều hàng tháng trong thời hạn tối thiểu 15 năm, tính từ ngày được vay để mua nhà ở xã hội.
Người vay là doanh nghiệp, theo đề án, quỹ sẽ thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Số tiền cho vay tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị của dự án nhà ở xã hội. Lãi suất cho vay từ quỹ bằng lãi suất trung hạn của ngân hàng thương mại trừ (--) lãi xuất không kỳ hạn, cộng (+) 1%.
+ Giải pháp về tổ chức
Theo kinh nghiệm của các nước châu Á thì cần có một cơ quan có đủ quyền lực làm đầu mối đề xuất chính sách để quản lý vào phát triển nhà ở xã hội nhằm đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ quan trọng về đất đai, tái thiết và phát triển các khu vực đô thị, xây dựng và quản lý nhà ở xã hội. Do vậy có thể thành lập Tổng cục Phát triển nhà. Mặt khác cũng có thể thành lập Tổng công ty Phát triển nhà nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nhà ở xã hội.
- Hỗ trợ đối phó với các cú sốc/rủi ro: Người nghèo là những người thường chịu những tổn thương nhiều nhất khi gặp các sự cố, tai nạn, thiên tai… Vì vậy thành phố cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các hộ nghèo, cận nghèo khi họ gặp các rủi ro.
- Vấn đề hộ khẩu, hộ nghèo: Những người nghèo đa phần là những người nhập cư, không có hộ khẩu, nhà cửa nhất định nên họ thường chịu thiệt thòi trong các lĩnh vực như tìm việc làm, học hành cho con em, hưởng các chế độ xã hội… Do vậy cần có các chình sách
Sự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
thích hợp hơn cho những người không có hộ khẩu tại thành phố cũng như các chính sách dành cho người tạm trú công bằng với cả người bản xứ về y tế, giáo dục…