KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài (Trang 30)

Từ những việc nghiên cứu tìm tòi trên, thông qua giáo án giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng cách dạy này vào tiết dạy bình thường trên lớp và cũng đã sử dụng

để dạy thể nghiệm (Lớp 6G) cho giáo viên trong trường rút kinh nghiệm. Cách dạy

này cũng đã được các đồng nghiệp góp ý và tôi đã tiếp thu, bổ sung hợp lý.

Sau tiết học tôi đã sử dụng phương pháp điều tra học sinh bằng việc cho học sinh làm bài khảo sát sau:

* Đề ra:

1- Nêu và phân tích diễn biến tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

2- Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" trích tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài.

* Kết quả:

- 10/50 bài đạt loại giỏi » 20% - 22/50 bài đạt loại khá » 44% - 18/50 bài đạt loại trung bình » 36% (Bài khảo sát cho học sinh lớp 6G)

Như vậy, khi áp dụng cách dạy này chúng tôi bước đầu đã “gặt hái ” được

những kết quả đáng khả quan. Học sinh học bài hứng thú hơn, sôi nổi hơn và đều

PHẦN III: KẾT LUẬN

Từ tất cả những điều đã trình bày trên, tôi xin rút ra một số kết luận lưu ý cơ

bản khi thực hiện dạy học văn bản này như sau:

1. Đây là truyện ngắn hay, hấp dẫn được viết theo phương thức tự sự và miêu tả. Khi giảng dạy, giáo viên cần phải dạy đúng hướng, đúng phương thức

biểu đạt của văn bản. Qua đó rèn luyện kĩ năng về cảm thụ và tạo lập được một văn

bản tự sự hoặc một văn bản miêu tả, hoặc biết kết hợp phương thức miêu tả và tự

sự trong một văn bản. Và trong văn bản này cần tích hợp với phân môn Tiếng

Việt (phép so sánh, nhân hoá, động từ, tính từ) và phân môn Tập làm văn (ở thể

loại văn miêu tả) nhưng giáo viên cũng phải biết chọn lọc, không ôm đồm, gượng

ép. Chỉ tích hợp khi nào có tác dụng cho việc cảm thụ văn bản hoặc rèn luyện kỹ

năng phân tích bình giá tác phẩm.

2- Những chú ý về tác giả, tác phẩm, về cách sử dụng phép nhân hoá, so sánh, và sử dụng động từ, tính từ gợi hình, gợi cảm trong nghệ thuật miêu tả loài vật, về ngôi kể và phương thức biểu đạt... cũng góp phần giúp học sinh cảm nhận tốt về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

3- Khi phân tích nhân vật Dế Mèn cần cho học sinh thấy được lòng thông cảm,

những hiểu biết sâu sắc về tâm hồn trẻ em (tâm hồn của những chàng thanh niên

mới lớn) cũng như cách quan sát và tài năng miêu tả nhân vật, tinh tế, chính xác,

xây dựng các tình huống truyện khéo léo, hợp lý; cách dẫn chuyện linh hoạt của tác giả đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc người nghe về việc " nhận ra lỗi lầm và rút ra bài học để đời" cho bản thân.

4- Từ đó, bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho học sinh phải biết sống nhân ái, mình vì mọi người. Đặc biệt là phải yêu thương giúp đỡ những người khó khăn,

hoạn nạn. Không nên giáo huấn khô khan, phải biết kết hợp một cách tự nhiên qua

quá trình phân tích diễn biến tâm lý nhân vật để rồi các em tự nhận ra bài học cho mình qua nhân vật trong văn bản.

5- Sau mỗi bài học, cần kiểm tra đánh giá sự thu nhận kiến thức của học sinh để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo sự hứng thú cho học sinh khá giỏi, đồng thời giúp cho các em còn hạn chế có

thể tìm ra nguyên và cách khắc phục những sai sót, những vấn đề chưa nắm được

(nếu có). Đây cũng là khâu quan trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học hiện nay.

Trên đây mới chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi nhằm góp thêm vào cách dạy văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" theo quan điểm tích hợp. Bài viết chắc còn

nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các đồng chí, đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo viên ngữ văn 6 – Tập 2.

(Nhà xuất bản giáo dục – 2003)

2. Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Quyển 2.

( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội)

3. Bình giảng Văn 6 – ( Vũ Dương Quí – Lê Bảo)

( Nhà xuất bản giáo dục).

4. Học tốt Ngữ văn 6 – Tập 2

( Nhà xuất bản giáo dục)

5- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở.

( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007)

6- Chuyên đề bồi dưỡng Ngữ văn THCS – Ngữ văn 6 – Tập 2

(Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 2002)

7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Dạy văn ở trường THCS.

(Nhà xuất bản Bộ giáo dục)

1- Lý do chọn đề tài 2- Cơ sở khoa hoc

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài (Trang 30)