Thiết lập cấu hình hệ thống sử dụng phần mềm Step7

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông giải pháp xây dựng một hệ SCADA diện rộng trên cơ sở hệ thống mạng SIMATIC của Siemens, đồng thời áp dụng cụ thể cho các kho chứa LPG (Trang 96)

4.2.2.1. Cấu hình trạm điều khiển S7-300

Kích chuột vào Simatic manager để tạo một project mới, trong project này sẽ thực hiện thiết lập cấu hình trạm điều khiển S7-300 và thiết lập mạng truyền thông profibus DP.

Hình 4.12: Khởi tạo chương trình step7

Kích chuột vào file trên thanh công cụ sau đó kích vào new để tạo ra 1 project mới.

Trong catalog của hardware kích vào Simatic300 chọn các thiết bị của trạm S7 300 để thiết lập lên cấu hình trạm S7-300. Trước hết chèn thanh rail là thiết bị để gắn và định vị trí của trạm.

Sau đó thêm vào các thiết bị cấu trúc thành một trạm điều khiển phù hợp với yêu cầu của công nghệ bao gôm:

Bộ nguồn PS 307 5A Bộ CPU 315-2 PN/DP

2 module đầu vào số ( SM321 32DI x 24VDC )

Hình 4.13: Cấu hình trạm điều khiển PLC

4.2.2.2. Thiết lập cấu hình mạng profibus

Mạng Profibus đã trở thành mạng chuẩn và rất phổ biến trong các hệ thống tích hợp điều khiển trên toàn thế giới. Rất nhiều thiết bị thông minh của cỏc hóng nổi tiếng trên toàn thế giới nếu tích hợp giao diện truyền thông thì hầu hết đều có thể kết nối vào mạng profibus.

Các thiết bị đo mức RadarRex 3960 và thiết bị đo khối lượng Promass 83F đều tích hợp giao thức profibus DP. Do vậy có thể thực hiện nối mạng profibus các thiết bị này với trạm điều khiển. Các thiết bị đo đóng vai trò là slave DP còn CPU 315- 2PN/DP đóng vai trò là master DP.

File GSD là file chứa chương trình như là một phần mềm để cấu hình các thiết bị phần cứng, cấu hình truyền thông. Các thiết bị để có thể nối vào mạng thì trước hết phải tuân theo các chuẩn vật lý ( Phần cứng) ngoài ra phần mềm cấu hình thiết bị phải tương thích phù hợp.

Trong phần mềm Step7 có chứa rất nhiều file GSD các thiết bị của hãng Siemens ( Nằm trong mục catalog) Chính vì vậy việc thiết lập cấu hình mạng sử

dụng các thiết bị của hãng là rất đơn giản (như đã thiết lập cấu hình cho trạm S7- 300).

Tuy nhiên, với một số thiết bị hóng khỏc thỡ không có trong catalog như RadarRex 3960 hay Promass 83F. Muốn có thể cấu hình mạng profibus sử dụng các thiết bị đo này thì phải download các file GSD từ các trang Web của hãng sau đó install file GSD. Sau khi đã install các file GSD trong mục catalog step7 xuất hiện mô hình thiết bị RadarRex và promass 83F.

Thiết lập cấu hình mạng Profibus, địa chỉ của master DP là 2, địa chỉ của slave DP lần lượt là 1,3,4,5,6….. Trong RadarRex, tham số về mức, nhiệt độ, áp suất, khối lượng riêng được tổ chức thành cỏc ụ nhớ có địa chỉ khác nhau. Ô nhớ chứa giá trị tham số có kích thước 4 byte được sắp xếp trình tự trên slot của RadarRex.

Hình 4.14: Cấu hình thiết bị đo Radar

Tương tự như vậy, các tham số của thiết bị đo lưu lượng Promass 83 cũng được tổ chức thành cỏc ụ nhớ có địa chỉ khác nhau. Ô nhớ chứa giá trị các tham số được sắp xếp trình tự trên slot của Promass.

Hình 4.15: Cấu hình thiết bị đo Massflow

Để thực hiện truyền thông giữa các thiết bị đo slave DP với master DP ta sử dụng các hàm truyền thông trong chương trình. Cụ thể sử dụng hàm SFC13, SFC14 để đọc và ghi các tham số của Slave DP vào ô nhớ của master DP ( CPU315 2PN/DP).

4.2.2.3. Thiết lập cấu hình mạng Ethernet

Mạng Ethernet thực hiện kết nối CPU 315-2 PN/DP với máy tính PC, mạng Ethernet được thiết lập với tốc độ đường truyền là 10Mb/s. Các thông số đo được truyền từ trạm điều khiển qua mạng Ethernet tới trạm vận hành ( PC), các thông số này sẽ được hiển thị và giám sát nhờ phần mềm WinCC.

Hình 4.16: Cấu hình mạng Ethernet

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông giải pháp xây dựng một hệ SCADA diện rộng trên cơ sở hệ thống mạng SIMATIC của Siemens, đồng thời áp dụng cụ thể cho các kho chứa LPG (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w