Hình 26 Chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may – Thời trang theo địa phương (Trang 67)

Nam chủ yếu gia công hàng may mặc cho thị trường cao cấp nên cần nguyên vật liệu có chất lượng cao. Nguyên vật liệu này Việt Nam

68 chưa thể sản xuất nên cần nhập khẩu, điều này kéo theo việc lệ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu và giá vật liệu từ nước ngoài. Nhu cầu cần 5,9 tỷ m2 vải mộc tương ứng ở khâu nhuộm hoàn tất là 4,7 tỷ m2 vải cho thị trường USA, Nhật và EU. Nếu đầu tư cho khâu dệt nhuộm thì Việt Nam bắt buộc phải đầu tư cả cho việc trồng bông và sản xuất vải thô và chỉ. Nhờ các công nghệ lọc hóa dầu phát triển nên việc sản xuất chỉ của Việt Nam cũng đã có những bước tiến vượt trội. Mặc dù vậy, theo quan điểm của chúng tôi như đã trình bày ở các phần phân tích trên, việc đầu tư cho trồng bông hay dệt nhuộm sẽ là không cần thiết vì đánh đổi sẽ là quá lớn trong khi hoàn toàn có thể mua được sản phẩm cạnh tranh từ các quốc gia khác.

69

Hình 27 Mô hình phát triển cụm ngành dệt may ở Quảng Đông

Lấy trường hợp cụm ngành dệt may ở Quảng Đông, Trung Quốc làm ví dụ, họ đã hình thành được một cụm ngành may mặc để có thể tận dụng được các lợi thế lan tỏa ở mỗi khâu. Tham khảo mô hình cụm ngành dệt may ở Quảng Đông cho thấy, để ngành dệt phát triển được thì đòi hỏi một mạng lưới hỗ trợ rất đa dạng từ các định chế về tài chính, giáo dục, cơ sở hạ tầng cho đến các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào (bông, xơ, sợi, hóa chất…). Trong khi đó, trong trường hợp của Việt Nam, chưa hề có một chính sách hay chiến

70 lược nào cho sự phát triển của một cụm ngành dệt may đúng nghĩa.

Hình 28 Các chiến lược nâng cấp ngành dệt may

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may – Thời trang theo địa phương (Trang 67)