Đầu tư toàn xã hộ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Đầu tư trong năm 2008 đã tăng chóng mặt lên đến mức tăng 11.2%. Mặc dù có những mối quan ngại về nền kinh tế đang xấu đi nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Luồng vốn FDI được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Tuy nhiên trên thực tế vốn giải ngân thực sự ít hơn nhiều chỉ khoảng 11 tỷ USD. Trong năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thống kê 3 tháng đầu năm 2009 Trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài.Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn so với năm ngoái tới 40%. Trong khi đó đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang ở mức rất cao. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009.

Vốn đầu tư thực hiện năm 2008 theo giá trị thực hiện ước tính đạt 637.3 nghìn tỷ đồng, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực nhà nước là 184.4 nghìn tỷ, chiếm 28.9 % tổng số vốn và giảm 11.4%. Khu vực ngoài nhà nước là 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41.3% tăng 42.7%. Khu vực có vốn FDI 189.9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29.8 % và tăng 46.9%.

Vốn đầu tư từ NSNN thực hiện trong năm 2008 đạt 100.9 nghìn tỷ bằng 102.8% kế hoạch: Trung ương quản l ý 34.2 nghìn tỷ đồng, đạt 103 % kế hoạch. Địa phương quản lý 66.7 nghìn tỷ đồng, đạt 102.7%.

Vốn đầu tư XDCB cả năm 2008 tăng cao so với cùng kỳ năm trứơc. Tính đến tháng 12/2008, vốn rót vào khu vực Trung Ương tăng hơn 50% so với vốn đầu tư của khu vực địa phương.

Cả nước có 1171 dự án FDI mới dược cấp phép trong năm 2008 với số vốn đăng ký đạt 60.3 tỷ USD. Bình quân vốn đăng ký của một dự án năm nay đạt 51.5 triệu USD so với mức bình quân 12.5 triệu USD/dự án của năm 2007.

5. Xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62.9 tỷ USD, tăng 29.5% so với cùng kỳ năm 2007, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%. Khu vực đầu tư nước ngoài đạt 24.5 tỷ USD, tăng 26.8%. Dầu thô đạt 10.5 tỷ USD, tăng 23.1%.

Giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Trong đó có 8 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch trên 2tỷ USD là: Dầu thô, hàng dệt may, giầy dép, thuỷ sản, gạo, sản phẩm ghỗ, điện tử- máy tính, cà phê. Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ vẫn là đối tác lớn nhất, đạt 11.6 tỷ USD, tăng 14.5% so với năm 2007; thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cảc năm vẫn đạt 10.2 tỷ USD, tăng 31% so với năm trước, thị trường ED đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước. Xuất khẩu năm 2008 cảu các loại hàng hoá tăng 29.5% so với năm 2007.

Từ năm 2001 Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hướng tới xuất khẩu và chiến lược này thực sự đã gặt hái được một số thành công. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đã trở nên phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu khi xuất khẩu chiểm đến 70 % GDP. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng toàn câu hiện nay đã ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam do các thị trường tiêu thụ sản phẩm chính bị thu hẹp. Thống kê cho thấy xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2009 khả ảm đạm. Mặc dù xuất khẩu của VN trong tháng 3 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2008, chỉ có 9/35 mặt hàng xuất khẩu được thống kê tăng, còn lại là giữ nguyên và giảm nhưng nhờ lượng tái xuất vàng, đá quý tăng vọt lên tới trên 2 tỉ USD trong ba tháng đầu năm, giúp xuất khẩu cả quý 1 tăng 2,4%. Tuy nhiên, ba tháng kim ngạch xuất khẩu mới đạt khoảng 19% kế hoạch năm. Xuất khẩu ba tháng qua của hơn mười mặt hàng chủ lực như điện tử và linh kiện máy tính, thủy sản, cà phê, hạt điều, dầu thô... giảm 10-20%, có mặt hàng giảm gần 50% như cao su, dây cáp điện... Điều này chứng minh các doanh nghiệp (DN) VN đang chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù 3 tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu nhưng chủ yếu là nhờ tái xuất vàng và đây không phải là điều đáng mừng bởi không ảnh hưởng gì tới sản xuất.

Tóm lại năm 2009 nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải những thử thách hết sức khốc liệt và nguy cơ suy giảm tăng trưởng vẫn đang hiện hữu. Tuy nhiên với những chính sách điều hành kinh tế linh hoạt của Chính phủ và nỗ lực của toàn xã hội, kinh tế Việt Nam sẽ đứng vững tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo.

Giá trị nhập khẩu hàng hoá tính chung cả năm 2008 ước tính đạt 80.4 tỷ USD, tăng 28.3% so với năm 2007, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 51.8 tỷ USD, tăng 26.5%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28.6 tỷ USD, tăng 31.7%. Ba nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 là tư liệu sản xuất( chiếm 88.8%); hàng tiêu dùng( chiếm 7.8%) và vàng( chiếm 3.4%). Nhập siêu hàng hoá năm 2008 đạt 17.5 Tỷ USD, tăng 24.1% so với năm 2007 và bằng 27.8% kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng nhập siêu năm nay vẫn khá cao. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN ước tính đạt 19.5 tỷ USD, tăng 22.5% so với 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhàm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất cho những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng trong các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w