Nghệ An 22 (63%) 13 (37%) 31 (63%) 18 (37%) 34 (60%) 21,9 (40%) 4: Công ty cổ phần sản xuất
xuất nhập khẩu Ninh Bình 19,8 (62%) 12 38%) 25(60%) 17(40%) 36(63%) 21,6(37%) 5: Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Sao Phương Đông
32 (60%) 21 (40%) 45(57%) (57%) 34 (43%) 60 (60%) 41,6 (40%) 6: Công ty TNHH Dây và Cáp
điện Tân Cường Thành 29 (63%) 17 (37%) 42(65%) 23(35%) 65(60%) 44 (40%) 7: Công ty Cà phê dịch vụ
đường 9 14 (64%) 8 (36%) 24(61%) 15(39%) 33(65%) 18 (35%) 8: Công ty cổ phần Cà phê Tây
Nguyên 189 (70%) 82 (30%) 285 (66%) 142 (34%) 421 (68%) 198 (325) 9: Công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh
112 (59%) 75 (41%) 165
(66%) 85(34%) 207(68%) 96((32%)10: Công ty dệt may Gia Long 465 (59%) 325 (41%) 648 10: Công ty dệt may Gia Long 465 (59%) 325 (41%) 648
(63%) 372(47%) 705(63%0 412(47%)
Nguồn số liệu Quỹ HTPT
Như vậy có thể thấy vốn tín dụng mà các ngân hàng cấp cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp. Chiếm tỷ trọng cao như vậy, nếu không có khoản tín dụng này các doanh nghiệp khó có thể xoay sở để đáp ứng đủ vốn cho hoạt động kinh doanh. Tín dụng có vai trò không thể thiếu trong các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
2.3.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chuẩn hóa hơn
Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin vay vốn của ngân hàng, hồ sơ này đã được cán bộ tín dụng thẩm định kỹ lưỡng về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án kinh doanh. Muốn vay vốn được, doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh khả thi. Sau đó người đứng đầu doanh nghiệp được nhân viên tín dụng phỏng vấn về các chỉ tiêu tài chính trong dự án. Họ cùng tính toán xác định chu kỳ kinh doanh, dòng tiền của phương án, dự án hoặc nguồn trả nợ
khác để thống nhất thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ. Cán bộ tín dụng phải cùng đơn vị đối chiếu dòng tiền giải ngân để xác định cụ thể hình thái biểu hiện của tiền vay. Qua đó ngân hàng xác định được nguồn để đánh giá khả năng thu nợ chính xác tránh tình trạng vì thành tích cố tình bao biện, làm qua loa, chẳng khác nào “tính cua trong lỗ, tính gỗ ở rừng”. Các doanh nghiệp qua đây cũng nhận ra những điểm chưa đạt, còn thiếu sót của dự án kinh doanh, cân đối lại các chỉ tiêu để phương án đi vào thực tế thực hiện có hiệu quả.
Do vay vốn của ngân hàng với tỷ trọng cao so với nguồn vốn tự có nên sau khi được cấp vốn tín dụng doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn. Ngân hàng lúc này đóng vai trò như nhà tư vấn về tài chính cho doanh nghiệp. Ngân hàng cử cán bộ tín dụng kiểm tra giám sát vốn vay dùng vào mục đích gì, Các khoản chi phí có hợp lý hay không? Dự án khi đi vào thực hiện thực tế có khả thi như kế hoạch hay không?Vốn vay nằm ở khâu nào của hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ làm điều này vì muốn kiểm soát xem vốn mà họ cấp cho doanh nghiệp có bị rủi ro hay không, biết doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính trả nợ cho mình không? Ví dụ vốn vay nằm ỏ khâu nguyên vật liệu nhập về, trường hợp nguyên vật liệu nhập về không sử dụng được do kém, mất phẩm chất, do không đồng bộ...cán bộ tín dụng phải yêu cầu doanh nghiệp tính toán, xác định lại nếu thấy không cần thiết sử dụng hoặc không thể sử dụng được phải bán để trả nợ Ngân hàng, nếu càng để lâu càng phát sinh thêm chi phí, doanh nghiệp càng lỗ. Nếu vốn vay đang nằm trên dây chuyền sản xuất, đây là sản phẩm dở dang, nếu so sánh với các kỳ hoạt động trước thấy có sự tăng đột biến cần phải đề nghị doanh nghiệp làm rõ vì lý do gì? do chi phí đầu vào tăng hay do mở rộng sản xuất để xem xét có hợp lý không? Nếu do chi phí đầu vào tăng hay do mở rộng sản xuất hoặc có dấu hiệu không minh bạch trong hạch toán kế toán phải phân tích từng trường hợp cụ thể để có biện pháp quản lý và kế hoạch đầu tư thích hợp. Vốn vay ở khâu thành phẩm, hàng hoá phải xem xét lại khâu tiêu thụ như: Phương thức bán hàng, giá cả, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, mạng lưới tiêu thụ, công tác quảng
cáo, chính sách khuyến mại… ngân hàng yêu cầu khách hàng giải trình biện pháp tháo gỡ, bán hàng trả nợ. Việc kiểm tra giám sát này tuy có thể làm doanh nghiệp mất tự chủ trong việc quyết định sản xuất kinh doanh nhưng sẽ tác động đến thái độ sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Bị kiểm soát buộc doanh nghiệp phải sủ dụng vốn hợp lý, hạch toán chi phí rành mạch sao cho hiệu quả nhất. Cắt giảm được chi phí bất hợp lý, điều chỉnh được các thiếu sót trong quản lý, tạo cho doanh nghiệp cơ hội giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và lợi nhuận hằng năm tăng cao.
2.3.1.3. Doanh nghiệp sử dụng cơ câu vốn tối ưu
Tín dụng xuất khẩu giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thâm nhập vào thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng chỉ sử dụng vốn tự có của mình để sản xuất kinh doanh vì như vậy nếu gặp rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ vốn chủ sơ hữu của anh ta. Sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng là cách làm phổ biến của các doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong phương án, dự án kinh doanh, còn lại là khoản tín dụng do ngân hàng cấp. Tuy nhiên nếu tình trang nợ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ cao làm tăng rủi ro lượng tiền chảy vào doanh nghiệp, dẫn đến mức lãi suất mong đợi cao hơn. Do đó hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
Mặt khác do vay vốn ngân hàng nên doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận để trả lãi sử dụng vốn, cam kết trả lãi và gốc đúng thời hạn nên doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả kinh doanh để thực hiện đúng như trong hợp đồng tín dụng. Nếu không hoàn trả đúng hạn(hay nợ quá hạn) doanh nghiệp sẽ chịu lãi suất 150% lãi suất cho vay dựa trên số nợ gốc và lãi chậm trả. Công tác
hạch toán kinh doanh lỗ lãi của doanh nghiệp được chú trọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hay nói cách khác, khoản tín chấp của ngân hàng tạo nên áp lực kinh doanh với doanh nghiệp. Như vậy nguồn vốn tín dụng xuất khẩu đã thực sự có tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
2.3.1.4 Tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp
Nghiên cứu tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu ta có bảng sau:
Bảng2.13 Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Tên công ty 2005 2006 2007
1: Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất nhập khẩu Long An 46 60 68,52: Công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Cà Mau 60 82 91