DOANH VÀ VẬN DỤNG VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
Trên thực tế ở các nước có nền kinh tế phát triển thì việc hoạch định chiến lược kinh doanh là tất yếu khách quan để đảm bảo thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận dụng lí thuyết và thực tế
thực hiện, họ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích về công tác hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh như:
- Hầu hết các doanh nghiệp đạt được thành công trong dài hạn đều phát triển Bản báo cáo chức năng nhiệm vụ viết rõ ràng thành văn bản và phổ biến, quán triệt tới từng thành viên trong tổ chức. Vì vậy không chỉ tạo điều kiện chuyển hoá mục đích của tổ chức thành các mục tiêu thích hợp, chuyển hoá các mục tiêu đó thành các chiến lược và các hoạt động cụ thể mà còn đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong nội bộ doanh nghiệp cùng chung sức thực hiện các mục tiêu đã định.
- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp nước ngoài căn cứ đồng thời vào hai nguồn thông tin cơ bản: Thông tin từ thực trạng của doanh nghiệp (xác định ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp ) và các kết quả phân tích, dự báo về môi trường kinh doanh (xác định ra những cơ hội, nguy cơ chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối mặt). Doanh nghiệp thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( cả thông tin sơ cấp và thứ cấp) và sau đó tiến hành xử lí thông tin theo nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là các phương pháp toán, thống kê,... điều này được thể hiện một phần ở các kỹ thuật dự báo dùng mô hình toán kinh tế, phân tích hồi quy, ngoại suy xu hướng... Do đó, kết quả phân tích và các mục tiêu thường mang tính định lượng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.
- Các doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng đồng thời nhiều kỹ thuật phân tích danh mục vốn đầu tư như: Ma trận BCG, Hofer, ma trận tổng hợp danh mục vốn đầu tư,... để hình thành các phương án chiến lược khả thi, sau đó lựa chọn chiến lược thích hợp nhất để triển khai thực hiện. Việc sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích có thể hạn chế được những nhược điểm vốn có của từng kỹ thuật đơn lẻ và cho kết quả đáng tin cậy hơn.
- Ngay từ khi xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp nước ngoài đã quan tâm tới việc hoàn thiện các điều kiện để đưa chiến lược vào thực thi. Điều đó cho phép họ chủ động thực hiện có hiệu quả chiến lược mà họ theo đuổi do đó kết quả sẽ khả quan hơn và chắc chắn không bỏ sót bản kế hoạch chiến lược nào.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài ta có thể rút ra mấy nhận định về khả năng áp dụng những kinh nghiệm này trong các doanh nghiệp Việt Nam như sau:
Một là, các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng lí thuyết quản trị chiến lược vào cho thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình như một tất yếu khách quan đảm bảo thành công trong dài hạn. Các doanh nghiệp nên vận dụng quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh mang
tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Hai là, cần phải hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng mô hình để vận dụng, cần kết hợp đồng thời nhiều mô hình ma trận danh mục vốn đầu tư.
Ba là, việc sử dụng ma trận SWOT để đề xuất các phương án chiến lược có thể là kỹ thuật phân tích dễ tiến hành mà cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể nhất về nội bộ doanh nghiệp và môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó hình thành nhiều phương án chiến lược có khả năng lựa chọn. Hiện nay, trong điều kiện còn nhiều mặt chưa được đồng bộ ở các doanh nghiệp Việt Nam nên triển khai các kỹ thuật phân tích đơn giản mang lại hiệu quả, không nên tham vọng sử dụng các kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải sử lí thông tin khối lượng lớn với những cán bộ có trình độ cao.
Bốn là, các doanh nghiệp nên có chính sách tuyển chọn liên tục, sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực của mình theo kịp với yêu cầu công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh koanh.
Năm là, trong điều kiện nền kinh tế nước ta mới bước sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện và không nên kỳ vọng vào các chiến lược kinh doanh với mục tiêu “xa vời” mà nên phát triển những phương án chiến lược khả thi rồi sau đó tiến hành lựa chọn phương án chiến lược thích hợp nhất để thực thi. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần chú ý tới việc hoàn thiện những điều kiện cần thiết để triển khai có hiệu quả chiến lược ngay trong giai đoạn “ hoạch định chiến lược” như bước khởi đầu quan trọng của giai đoạn “ thực hiện chiến lược”