Hoạt động đối ngoại của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp kiềm chế lạm phát Đưa ra một số giải pháp thực hiện để kiểm chế lạm phát (Trang 36)

2. Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

2.5. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước

- Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu mở cửa biên giới khuyến khích các nguồn nhập khẩu vào Việt Nam, đã làm cho thị trường ngày càng phong phú, làm cho cung và cầu trở lên cân bằng hơn, việc nhập khẩu vào

Việt Nam còn có tác dụng gây sức ép với hàng hoá trong nước buộc họ phải nâng cao chất lượng để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, hoạt động nhập khẩu cần có nhiều vốn ngoại tệ từ đó mà xuất khẩu gia tăng. Nhà nước sớm thực hiện chính sách bảo hộ một số ngành trong nước, việc bảo hộ này không có nghĩa là cấp nhập khẩu mà là đầu tư vốn, kỹ thuật để chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn, giá thành hạ để đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.

- Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc chống lạm phát nhờ áp dụng các giải pháp nêu trên. Điều đó không có nghĩa là những giải pháp mẫu mực hoàn hảo đủ để quyết định vấn đề chống lạm phát một cách hoàn hảo đủ để quyết định vấn đề chống lạm phát một cách văn bản. Tuỳ từng hoàn cảnh, từng giai đoạn mà chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả kinh tế lớn. Vì phát triển kinh tế có hiệu quả lại liên quan đến những vấn đề to lớn và rộng như chiến lược kinh tế - xã hội hay đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam.

2.6. Lời khuyên của tổ chức nước ngoài:

- Các đại diện đến từ ĐH Harvard, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Chương trình cải cách vĩ mô tại Việt Nam, các ngân hàng WB, ADB, HSBC... cũng cho rằng những nỗ lực thành công trên của VN đã nhận được sự ủng hộ, tạo lập được niềm tin trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thẳng thắn khuyến nghị, Chính phủ không nên tạo ra kỳ vọng cao về việc đã kiểm soát được tình hình lạm phát. - Thời gian tới, cần tính tới ảnh hưởng vòng hai của lạm phát, tình trạng bùng nổ đầu tư ở các địa phương, vấn đề tài chính tín dụng... Đặc biệt, Việt Nam cần nhìn nhận thách thức từ tác động thế giới vì nền kinh tế thế giới đang diễn biến xấu, giá dầu vẫn bất ổn và lạm phát vẫn đang là câu chuyện toàn cầu.

Các khuyến nghị cụ thể để Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững trong trung và dài hạn tập trung vào việc cần tiếp tục thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, điều hành linh hoạt hơn chính sách lãi suất và tỷ giá, xây dựng cơ chế quản lý nguồn lực để đưa nguồn lực đến các đối tượng đủ khả năng thực hiện hiệu quả cũng như các phương án, giải pháp hỗ trợ đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, nhất là giải quyết các khoản nợ xấu cho vay bất động sản.

- Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo Việt Nam cần tạo lập cân đối vĩ mô vững chắc, tiết kiệm trong nước gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời, tập trung gia tăng nền tảng cho sự phát triển lâu dài gắn với đảm bảo các chính sách an sinh xã hội.

Bài học trong lịch sử _Cách chống đỡ lạm phát của Mỹ:

- Giao quyền hạn cho Cục Dự trữ Liên Bang (Federal Reserves) còn gọi là Ngân Hàng Trung Ương (Central Bank) nhiệm vụ theo dõi tình hình phát triển kinh tế và lạm phát để kịp thời đề ra những biện pháp thích nghi. Vũ khí chính của Cục Dự trữ Liên Bang (FED) là lãi suất cho vay. Khi nào muốn kích thích kinh tế thì giảm lãi xuất xuống. Ngược lại khi thấy có dấu hiệu lạm phát thì tăng lãi xuất, kềm hãm sản xuất lại, không để lạm phát có cơ hội phát triển. Một biện pháp khác của FED là tăng hay giảm lưu lượng (liquidity) đồng dollar đang lưu hành trong dân chúng. Khi cần rút bớt lưu lượng tiền, FED sẽ bán đấu giá trái phiếu kho bạc (bonds) của chính phủ nhiều hơn. Khuynh hướng tự nhiên là sẽ giảm hoạt động kinh tế vì các nhà đầu tư giữ công khố phiếu để lấy lời, không sẵn tiền để hoạt động sản xuất nữa. Ngược lại khi muốn kích thích kinh tế, FED có thể thu mua trái phiếu và tung thêm tiền vào lưu lượng sẵn có.

- Mở rộng thị trường lao động bằng cách đưa ra nước ngoài (outsource)

một số kỹ nghệ không có tính cách quốc phòng.

- Thỏa hiệp giữa các nghiệp đoàn chủ nhân và thợ thuyền về lương để đôi bên cùng có lợi, phần nào ổn định mặt chi phí về lương (cộng thêm phúc lợi có thể chiếm đến ¾ giá thành sản phẩm tại Mỹ).

- Ổn định các khu vực nóng để kiểm soát các nguồn nguyên liệu tối cần thiết như dầu hỏa, than mỏ.

- Giữ gìn trật tự toàn cầu, không để những đột biến chính trị và khủng bố làm mất ổn định khu vực.

- Mục tiêu nhìn rõ nhất là nhằm hút tiền từ thị trường về kiểm soát mức tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý ngay từ đầu năm. Động thái này sẽ tác động đến cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ.

- Thứ nhất, các NH phải điều chỉnh cơ cấu tín dụng, kiểm soát các khoản cho vay, đảm bảo an toàn hiệu quả.

- Thứ hai, lãi suất thị trường có thể tăng lên nên người vay phải tính toán chặt chẽ hiệu quả khi đầu tư, hạn chế việc đầu tư kém hiệu quả.

- Thứ ba, các tổ chức tín dụng cần thu hẹp một số đối tượng cho vay như kinh doanh bất động sản, chứng khoán...

Điều đó dẫn đến những dự án kém tính khả thi chắc chắn sẽ bị cắt giảm, góp phần hạn chế tình trạng thị trường bất động sản tăng nóng, tăng ảo. Và chính các tổ chức tín dụng, định chế tài chính cũng giảm được rủi ro, lành mạnh hóa hoạt động của họ.

Khi tiền NH cho vay giảm, đầu tư xã hội có bị kìm hãm? Và lãi suất tăng cao có khiến giá thành sản phẩm hàng hóa đội lên?

Vốn đầu tư xã hội đến từ nhiều kênh: vốn tự có trong dân, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, vốn vay nước ngoài... chứ không hoàn toàn chỉ dựa vào NH. Hơn nữa, để khắc phục căn bệnh đầu cơ, thị trường sốt ảo, các dự án kém khả thi ra đời... thì không cho vay còn tốt hơn là cố cho vay nhưng rủi ro cao và hiệu quả thấp.

Mặt khác, những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, dự án khả thi thì việc tăng lãi suất vốn vay không phải là cản trở lớn. Tuy nhiên cần lưu ý là mở rộng tín dụng đến khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn tiếp tục khuyến khích.

Với mức lãi suất hiện nay các NH vẫn có thể huy động được vốn trong xã hội khi mức lãi suất tiền gửi hiện khoảng 9%/năm, cao hơn mục tiêu mức lạm phát. Và như vậy người gửi tiền vẫn có lợi, nghĩa là NH không lo ngại việc thiếu vốn cho vay đối với các dự án đầu tư hiệu quả. Đây là những giải pháp phù hợp với nguyên tắc thị trường và các chỉ đạo của Chính phủ.

Về tăng trưởng, Quốc hội và Chính phủ đã đặt quyết tâm cao, huy động toàn lực xã hội phấn đấu 8,5-9%, nếu các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ thì các chỉ tiêu đó có thể đạt được. Về lạm phát, Chính phủ đã đề ra và chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện "cả gói" giải pháp, khắc phục những yếu kém tồn tại, chuẩn bị tốt nhất để đối phó với sự tác động từ thị trường quốc tế. Nhưng quốc gia nào cũng phải chịu ảnh hưởng bởi thị trường và tình hình kinh tế thế giới.

Năm nay, dự báo kinh tế toàn cầu suy giảm, giá dầu và giá lương thực thực phẩm tiếp tục tăng cao. Hai yếu tố giá này chiếm tới 40% trong cơ cấu rổ

hàng hóa. Chống lạm phát sẽ còn rất nhiều khó khăn. Mặt khác, ngành NH đề ra những quyết tâm cao nhưng để đạt được các chỉ số đó thì phụ thuộc sự thực hiện đồng bộ các giải pháp "cả gói",3 ngày "bơm" cho NH 23.000 tỉ đồng.

- Trong nỗ lực đảm bảo thanh khoản cho các NH, ngày 20/2 NH Nhà nước đã cung ứng ra thị trường 15.000 tỉ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở (nơi mua bán các loại giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu…) với lãi suất 15%/năm cho kỳ hạn 14 ngày. Đây là mức tiền đưa ra thị trường trong một ngày lớn nhất từ trước đến nay. NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và NH Đầu tư & phát triển (BIDV) đã trúng thầu toàn bộ khối lượng tiền đồng nói trên.

Như vậy chỉ trong ba ngày đầu tuần này, NH Nhà nước đã "bơm" ra tổng cộng 23.000 tỉ đồng và dự kiến hôm nay 21-2 cơ quan quản lý tiền tệ đưa ra thêm 10.000 tỉ đồng nữa. NH Nhà nước cũng đã công bố lộ trình đưa tiền ra đến hết tuần và thay đổi phương thức đấu thầu. Trước đây các thành viên thị trường mở bỏ thầu lãi suất, ai cao nhất thì trúng. Nay NH Nhà nước ấn định lãi suất trần từng phiên và các NH đấu thầu khối lượng.

Việc "bơm" tiền ra đã ngay lập tức giảm nhiệt lãi suất trên thị trường liên NH, từ mức 30-35% trong ngày 19-2 xuống còn khoảng 20-25% trong ngày 20-2. "Nếu tiền đồng được đưa ra nhiều hơn, lãi suất sẽ còn giảm" một nguồn tin thân cận trong giới NH cho biết. Hiện NH Nhà nước đã sử dụng hết gần một nửa hạn mức tiền đồng được phép đưa ra lưu thông cho năm 2008.

Phần lớn NH đã lâm vào tình trạng thiếu tiền đồng sau khi một số NH dùng vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn, đặc biệt cho vay kinh doanh bất động sản, và không đảm bảo dự trữ bắt buộc, được tăng thêm kể từ ngày 1-2. Đến sáng 20-2, đã có tám NH trong tình trạng thiếu thanh khoản, chủ yếu là các NH nhỏ mới chuyển từ nông thôn lên đô thị và những NH có tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng năm 2007. Chỉ có hai NH tương đối "giàu có” tiền đồng và đang cho các NH khác vay lại là Vietcombank và Á Châu (ACB).

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã được nâng lên một mức mới. Lãi suất tiết kiệm ba tháng của các ngân hàng phổ biến ở mức 0,8 - 0,825%/tháng.

KẾT LUẬN

Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hoành hoành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xoá bỏ cơ chế bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong công cuộc chống lạm phát 1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị… Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì

vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiềm chế lạm phát Đưa ra một số giải pháp thực hiện để kiểm chế lạm phát (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w