Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

- Chênh lệch thu/chi (tỷ đồng) 36,08 III/ Kết quả chung:

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất của BIDV luôn âm . Việc duy trì khe hở lãi suất âm cộng với những biến động lãi suất trên thị trường có xu hướng chung đều tăng lên, nên khe hở nhạy cảm lãi suất âm gây ra những tổn thất nhất định cho Ngân hàng . Tuy nhiên, những tổn thất mà BIDV phải gánh chịu nhìn chung chưa có tác động lớn đến hoạt động của BIDV.

- Về chức năng, nhiệm vụ: Quản lý rủi ro lãi suất chưa tham gia quản lý rủi ro trực tiếp vào quy trình hoạt động kinh doanh.

- Về chính sách quản lý rủi ro lãi suất: Chính sách về quản lý rủi ro lãi suất của BIDV được ban hành từ năm 2005, đến nay, mô hình tổ chức, yêu cầu quản lý , quy mô hoạt động của ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên chính sách chưa được thay đổi, chưa đủ mạnh đê hoạt động quản lý rủi ro lãi suất có thể tiếp cận được đối với một số hoạt động kinh doanh có tiềm ẩn rủi ro của BIDV. Các văn bản quy định và kiểm soát giới hạn chưa có hoặc manh mún ở nhiều văn bản khác nhau.

suất theo thông lệ hiện tại mới chỉ dừng lại ở công cụ quản lý giá trị chịu rủi ro (Var) lãi suất. Các công cụ khác phục vụ cho đo lường, đánh giá, giám sát rủi ro thị trường như thử nghiệm khủng hoảng (stress testing), kiẻm nghiệm quá khứ (back testing), giám sát tuân thủ hạn mức, giới hạn,… chưa được xây dựng. Hơn nữa, Var lãi suất chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đến nay, BIDV chưa phát triển được công cụ lượng hoá mức độ ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đối với trạng thái khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất (DVO1), mới chỉ dừng lại ở mức theo dõi, xem xét khe hở tài sản nhạy cảm và so sánh với giới hạn đã đặt ra. Điều này chưa thực sự có ý nghĩa trong công tác quản trị kinh doanh cũng như quản lý rủi ro lãi suất.

- Về thông tin báo cáo: Thông tin đầu vào cho hoạt động quản lý rủi ro lãi suất còn phân tán, chưa đảm bảo tính khách quan, đầy đủ và kịp thời.

2.3.2.2. Nguyên nhân

2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong một thời gian dài, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam được đặt hoàn toàn dưới sự điều tiết của NHNN và Chính phủ. Lãi suất hầu như rất ít biến động. Do đó, các NHTM không phải đối mặt với rủi ro lãi suất nên công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất chưa được chú trọng.

Từ 1/6/2002, NHNN bắt đầu áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, chính thức tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế . Như vậy, trong bối cảnh lãi suất thị trường thay đổi thường xuyên và khó dự đoán hơn, các NHTM đã phải đối mặt thực sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất. Nhưng do tính chất khách quan mới tự do lãi suất được hơn 5 năm nên nhận thức về hoạt động quản lý rủi ro lãi suất bước đầu chưa toàn diện.

- Thị trường tài chính chưa phát triển

Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn rất hạn chế và lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Các công cụ thị trường còn

kém phát huy tác dụng, các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại. Các loại lãi suất của NHNN như: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,… thiếu linh hoạt và chưa có tác động rõ nét. Các NHTM và tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng cách tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho chính các NHTM.

- Các văn bản pháp lí của NHNN về hoạt động quản lí rủi ro lãi suất chưa hoàn thiện và kịp thời.

Cho đến nay trong văn bản pháp luật về hoạt động NH chưa có văn bản nào qui định việc quản lí rủi ro, phòng ngừa, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong qui chế giám sát của thanh tra NHNN cũng chưa có qui định nội dung giám sát này. Cơ quan quản lí chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Hiện tại NHNN mới chỉ ban hành văn bản qui định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ. Còn đối với nghiệp vụ phái sinh về lãi suất ngoài quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện giao dịch hóan đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lí nào khác được ban hành để hướng dẫn cụ thể các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh lãi suất khác.

- Nhận thức của nhiều doanh nghiệp Việt Nam về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá còn hạn chế. Các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các khó khăn cho các NHTM Việt Nam phát triển các nghiệp vụ phái sinh.

2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- BIDV chưa xây dựng được một quy trình quản trị rủi ro lãi suất thích hợp do những thay đổi trong mô hình tổ chức khi thực hiện theo dự án TA2.

Hơn nữa, hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại BIDV chưa được hoạch định một cách riêng lẻ, mà hoạt động này được thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay. Vì thế rất khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp.

- Trình độ cán bộ: Hiện nay, vấn đề quản lý rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Vì vậy, việc nhận biết đánh giá rủi ro của cán bộ nhân viên NH còn nhiều hạn chế. Điều này gây ra khoảng hổng nghiêm trọng trong công tác phòng chống rủi ro lãi suất, đặc biệt là trong việc triển khai các nghiệp vụ tài chính phái sinh hiện đại.

- Hệ thống kế toán thống kê tại BIDV chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cân thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất.

Để tính toán một cách chính xác rủi ro lãi suất thì phải có các số liệu thống kê cập nhật chi tiết về tình hình tài sản và nguồn vốn của NH, nhưng điều này ở BIDV là chưa được triển khai triệt để. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn chưa có số liệu tổng hợp về giá trị các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn. Điều này gây trở ngại không nhỏ trong việc ứng dụng mô hình định giá lại để xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất.

- Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác quản lý rủi ro lãi suất.

Quản lý rủi ro lãi suất là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, phức tạp và nhạy cảm đòi hỏi vừa phải am hiểu thực tiễn, đồng thời phải có một cơ sở lý luận vững chắc và phù hợp với các hoạt động quản trị khác của NH trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, công việc này lại chưa có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Điều này là hệ quả của việc BIDV chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đánh giá và phòng chống rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w