phần lớn đều là những hàng hoá có giá trị gia tăng thấp, do phải nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ nét trong trao đổi hàng hoá Việt Nam - Hàn Quốc. Các chuyên gia kinh tế đã cho rằng trong ngành may mặc chẳng hạn, nếu Việt Nam sản xuất được, hoặc chỉ cần chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, cụ thể là vải các loại, thì giá trị xuất khẩu có thể tăng gấp 4-5 lần. Chúng ta đã xác định rằng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất sợi, đặc biệt là sợi tơ chải kỹ. Trong điều kiện đó, nếu có được công nghệ thích hợp, Việt Nam có thể sản xuất được nhiều loại vải cho ngành may mặc.
3.4) Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam Việt Nam
Thời gian qua chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng đáng biểu dương trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài song bên cạnh đó vẫn còn không ít mặt khó khăn và hạn chế mà chúng tôi đã trình bày trong những nội dung trước.Vì vậy trong thời gian tới để tăng cường lượng vốn FDI từ Hàn Quốc hơn nữa nên tiến hành các nhóm biện pháp lớn sau đây:
3.4.1)Về pháp luật chính sách:
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật ,nhất là luật đầu tư để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
- Cần triển khai thực hiện tốt Luật doanh nghiệp và luật đầu tư chung, ban hành các Nghị định và thông tư hướng dẫn hai luật nói trên, tuyên truyền, phổ biến nội dung của các luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính ,củng cố,hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư
nước ngoài phù hợp với quy định của luật mới.Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các luật mới .
- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế,nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bổ sung cơ chế,chính sách xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,nhất là mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ như:bưu chính viễn thông ,vận chuyển hàng hoá, y tế giáo dục đào tạo v.v…
- Đẩy mạnh việc đa dạng hoá hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, đầu tư nước ngoài theo hình thức mua lại và sáp nhập….Sớm ban hành quy chế công ty quản lý vốn để điều hành chung các dự án.Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để nhân rộng.
Đặc biệt quan trọng ở Việt Nam là giải quyết các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng và đền bù. Xây dựng các cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ và hiện đại,xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài