III.6.1. Căn cứ
Dự án Ferocrom Cacbon cao xây dựng 1 lò nhiệt 16,500KVA, công suất sản xuất Ferocrom 25,000t/năm.
III.6.2. Chỉ tiêu tiêu hao năng lượng
Trong quá trình luyện, lò luyện Ferocrom Cacbon cao chủ yếu tiêu hao năng lượng có tiêu hao điện trong khâu luyện, tiêu hao điện động lực, than cốc, nước, trong đó nước tuần hoàn và nước mềm đã tính vào phần tiêu hao điện động lực.
Năng lượng tiêu hao trong 1 năm xem Bảng 8-1:
Bảng 6-1: Tiêu hao năng lượng cho 1 năm
STT Tên hàng mục Đơn vị Lượng điện cần dùng
Hệ số quy đổi
Lượng than tương ứng Kgce 1 Điện luyện KWwh 75,000,000 0.1229 92,17,500 2 Điện động lực KWwh 2,500,000 0.1229 307,250 3 Than cốc kg 10,000,000 0.9714 9,714,000 4 Nước m³ 187.5 0.0857 16.41 cộng 19,238,766
III.6.3. Tiêu hao năng lượng
Tiêu hao năng lượng cho 1 năm: 19,238,766Kgce, tiêu hao năng lượng tổng hợp: 769.55Kgce/1 tấn Ferocrom Cacbon cao.
Bảng 6-2: Năng lượng tiêu hao cho từng loại
STT Tên hàng mục Đơn vị Lượng điện cần dùng Ghi chú 1 Điện luyện KWwh 3000
2 Điện động lực KWwh 100 3 Than cốc kg 400 4 nước m³ 7.5
III.6.4. Phân tích tiêu hao năng lượng
Trong thiết kế này, chỉ tiêu tiêu hao năng lượng và tiêu hao năng lượng tổng hợp cho 1đơn vị sản phẩm đã đạt đến mức tiên tiến so với các đơn vị cùng ngành ở Trung Quốc, bên cạch đó, điện luyện cho 1 đơn vị sản phẩm đã thấp hơn chỉ số tiêu hao điện luyện cho 1 đơn vị sản phẩm Ferocrom Cacbon cao và trung bình được phép là 3200KWh/t (3000KWh/t ) trong “Hạn ngạch tiêu hao năng lượng của 1 đơn vị sản phẩm Ferocrom”, thấp hơn chỉ số tiêu hao năng lượng tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm Ferocrom Cacbon cao và trung bình được phép là 810Kgce/t (769,55Kgce/t).
III.6.5. Tính toán biện pháp tiết kiệm điện.
+ Biện pháp tiết kiệm năng lượng:
Phương án thiết kế của Dự án này đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm và tiêu chuẩn, cũng như các tiêu chuẩn bắt buộc, tiêu chuẩn kiến nghị, quy phạm tiết kiệm tài nguyên và các chính sách do nhà nước ban hành.
- Áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến:
Áp dụng cáp điện làm mát bằng nước, thiết kế lưới ngắn ống đồng để tiết kiệm năng lượng cần tiêu hao; Nguyên liệu sau khi gia công chế biến, qua máy tính điều khiển phối liệu đảm bảo nguyên liệu được nhập vào lò, làm cho khâu luyện trong lò ổn định, đạt được mục
đích là sản lượng cao, chất lượng tốt và tiết kiệm nguyên vật liệu; Dùng máy tính để điều khiển hệ thống thuỷ lực, có thể lắp điện cực phóng điện áp, giảm bớt thời gian dừng hoạt động do nhiệt để năng cao sản lượng và tiết kiệm năng lượng.
- Dùng thiết bị công nghệ tiên tiến:
Dự án sử dụng thiết bị tiên tiến, có công suất và tự động hoá rất cao, nâng cao được sản lượng và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật luyện kim, do vậy giảm được tiêu hao năng lượng của đơn vị sản phẩm, đạt được mục đích tiết kiệm năng lượng.
- Việc bố trí công nghệ ngắn gọn và hợp lý, trên cơ sở đảm bảo yêu cầu quá trình công nghệ, giảm bớt việc vận chuyển, rút ngắn khoảng cách vận chuyển, giảm tiêu hao năng lượng.
- Sử dụng thiết bị máy móc tiết kiệm năng lượng.
Với các loại máy móc được áp dụng là máy móc thiết bị có kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả sản xuất cao, tiết kiệm nguyên vật liêu, máy móc vận hành được lâu năm, giảm tiêu hao năng lượng.
- Chọn dùng vật liệu giữ nhiệt do các nhà cung cấp giới thiệu để giữ nhiệt cho các thiết bị nhiệt, đường ống,…v.v…nhằm bảo ôn cách nhiệt, giảm thiểu tổn thất nhiệt.
- Trong quá trình sản xuất, lượng tiêu hao năng lượng sẽ được tính tự động, nâng cao tính chuẩn xác của việc giám sát đo lường, tăng cường quản lý và kiểm soát tiêu hao năng lượng.
- Lò điện lắp chụp khói bán khép kín để giảm thiểu tổn thất nhiệt. + Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong bố trí tổng mặt bằng:
- Căn cứ quy phạm thiết kế bố trí tổng mặt bằng và nguyên tắc quy trình công nghệ hợp lý, việc vận chuyển bên ngoài cũng như công nhân đi lại, vận chuyển vật tư bên trong thuận lợi để tiến hành thiết kế phương án vận chuyển; kết hợp với địa hình công trường xây dựng, bố trí chiều dọc thiết kế áp dụng kiểu dốc bằng, bố trí ngắn gọn, đường vật chuyển ngắn, giảm bớt tiêu hao năng lượng.
- Tiến hành phân chia khu vực hợp lý: Trạm biến áp điện sẽ được lắp gần khu vực dùng lượng điện lớn để tránh tổn thất điện trong quá trình cung cấp điện.
- Tận dụng điều kiện tự nhiên, các hạng mục công trình lớn trên tổng mặt bằng sẽ được bố trí theo hướng nam bắc để tạo điều kiện cho việc thông gió và tận dụng ánh sáng.
+ Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong việc cấp thoát nước
- Hệ thống nước được tăng cường tái sử dụng, tỷ lệ tái sử dụng trong Dự án đạt 94%.
- Các loại ống chủ yếu là ống nhựa (ống U-PVC và ống nhựa kim loại tổng hợp), như vậy sẽ tiết kiệm được 25-30% năng lượng so với dùng ống thép.
- Các loại máy bơm nước và tháp làm mát chọn loại có hiệu quả và sẽ lắp trong khu vực có công suất cao để làm thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Bơm cÊp nước và bơm nước nềm sẽ được khống chế bằng máy điều tốc biến tần. + Biện pháp tiết kiệm điện
- Điện cao thế sẽ dẫn vào trung tâm khu vực dùng điện để giảm bớt tổn thất trong quá trình cung cấp.
điện sẽ được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế, giảm bớt hao điện trên tuyến tải điện.
- Chọn dùng máy điện áp tiết kiệm điện và các loại máy móc tiết kiệm điện, giảm tiêu hao điện. Ví dụ chiếu sáng bằng đèn tiết kiệm điện,…v.v…
- Các phụ tải phản kháng sẽ dùng bộ bù phân tán điện áp thấp và bộ bù tập trung điện áp cao, nâng cao hệ số công suất, giảm bớt tiêu hao.
- Hệ thống truyền động máy điều tốc biến tần xoay chiều và điều tốc ống van tinh thể điện một chiều được dùng làm thay cho việc điều tiết dòng, tấm chắn nhằm tiết kiệm năng lượng.
- Vì áp dụng hệ thống khống chế điện tự động hoá cao, nên nâng cao được công suất sản xuất của máy móc, giảm tiêu hao năng lượng.
- Áp dụng bộ bù điện dung tự động có điện áp thấp để khống chế công suất phản kháng trong phạm vi hợp lý.
- Do điều hành hợp lý hệ thống quản lý và khống chế máy tính, làm cho trình độ quản lý sản xuất được nâng cao, giảm bớt tiêu hao năng lượng tổng hợp.
+ Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong thiết kế xây dựng cơ bản
- Nhà máy sẽ được thiết kế tận dụng ánh sáng mặt trời, thông gió tự nhiên, tận dụng nguồn năng lượng tù nhiên.
- Thiết kế kiến trúc và kết cấu sẽ được thiết kế theo quy phạm tiết kiệm năng lượng.
III.6.6. Tăng cường quản lý và giám sát nguồn năng lượng
Tăng cường tính lượng đối với năng lượng, kiểm tra đo đạc định kỳ các đồng hồ năng lượng, bảo đảm tính chính xác của đồng hồ đo.
Tăng cường quản lý việc sử dụng năng lượng tại các vị trí. Tăng cường giáo dục công nhân tiết kiệm năng lượng.
Bố trí vị trí quản lý năng lượng, tuyển dụng nhân viên trung cấp trở lên về chuyên môn tiết kiệm năng lượng và có kinh nghiệm để quản lý năng lượng. Người phụ trách phải được đào tạo về tiết kiệm năng lượng.
III.6.7. Đánh giá
Thiết kế công trình đã rất chú trọng đến tính quan trọng của tiết kiệm năng lượng, áp dụng các biện pháp có hiệu quả khả thi, làm cho việc sử dụng năng lượng hợp lý, đạt được yêu cầu và quy định về tiết kiệm năng lượng của nhà nước.
III.7. Sửa chữa máy móc và kiểm hoá nghiệm: III.7.1. Sửa chữa máy móc
+ Nhiệm vụ sửa chữa máy móc
Công việc sửa chữa máy móc chủ yếu phục vụ cho phân xưởng lò điện 16500 KVA , sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng hàng ngày cho các phân xưởng nguyên liệu, bên cạnh đó, còn phụ trách về hàn và sửa chữa các chi tiết, chế tạo các linh kiện dùng cho sản xuất: làm gia công cơ giới và cắt góc; các phụ kiện tiêu hao cho sản xuất quy mô lớn; sửa chữa lớn máy móc, tất cả các công việc này sẽ do Nhà máy sắp xếp, tập trung phối hợp.
+ Tổ chức phân xưởng sửa chữa máy:
Phân xưởng thiết lập bộ phận gia công cơ giới, bộ phận kiểm tra sửa chữa máy móc, sửa chữa điện, bộ phận cơ khí.
Bộ phận gia công cơ giới: phụ trách gia công cơ giới các loại phụ kiện trung bình và nhỏ, phụ kiện tiêu hao, phụ kiện dùng cho sửa chữa.
Bộ phận kiểm tra sửa chữa máy móc: phụ trách sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng cho cả Nhà máy, thay sửa chữa các dây vận chuyển của máy móc.
Bộ phận sửa chữa điện: phụ trách công việc sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng tất cả các loại máy điện khí Nhà máy.
Bộ phận cơ khí: phụ trách công việc hàn kết và cuốn chế thùng chứa hồ điện cực; chuẩn bị và phân phối các vật liệu sửa chữa cho Nhà máy.\
III.7.2. Kiểm hoá
+ Nghiệm vụ của kiểm hoá:
- Phụ trách lấy mẫu các nguyên liệu và nhiên liệu được đưa vào Nhà máy để kiểm tra chất lượng và nghiệm thu, cung cấp thành phần hoá học của các nguyên liệu và nhiên liệu đưa vào lò cho phân xưởng lò luyện.
- Phụ trách kiểm định các thành phần hoá học sản phẩm xuất xưởng, ký cấp phép giấy tờ đạt chất lượng, căn cứ vào số liệu kiểm hoá để chỉ đạo sản xuất luyện.
- Phụ trách công việc hoá nghiệm phân tích chất thải của lò luyện và các hạng mục khác trong sản xuất luyện kim.
+ Tổ chức phòng kiểm hoá:
Phòng hoá nghiệm do các phòng chế tạo mẫu, phòng cân và phân tích mầu sắc, phòng tăng nhiệt điện và phòng phân tích thành phần hoá học. Nhiệm vụ của các phòng như sau:
Phòng chế tạo: phụ trách lấy và chế tạo các mẫu thí nghiệm của nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm và chất thải của lò;
Phòng cân và phân tích mầu sắc: phụ trách cung cấp số liệu về trọng lượng và phân tích mầu sắc cho việc phân tích thí nghiệm.
Phòng tăng nhiệt điện: phụ trách tăng nhiệt và làm kho cho việc thí nghiệm.
Phòng kiểm định cacbon và lưu huỳnh: kiểm định thành phần cacbon và lưu huỳnh. Phòng phân tích hoá học: phụ trách phân tích hoá học và một số tính năng vật lý của các mẫu nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm và chất thải lò.
+ Chế độ công tác và diện tích của phòng hoá nghiệm
Căn cứ vào nghiệm vụ phân tích khác nhau, phòng kiểm hoá sẽ áp dụng 2 chế độ công tác khác nhau. Đối với công việc phân tích các nguyên liệu, nhiên liệu đưa vào lò và thành phần hoá học các sản phẩm xuất đi sẽ áp dụng chế độ công tác là 1 ca. Phòng kiểm hoá sản xuất sẽ căn cứ vào yêu cầu thực tế để áp dụng chế độ làm việc.
+ Thiết bị chủ yếu của phòng kiểm hoá.
Phòng chế tạo mẫu: máy nghiền thô, máy nghiền mịn, máy sàng rung tiêu chuẩn, máy cô đặc tách mẫu; Phòng cân và phân tích mầu sắc: cân tiêu chuẩn, cân phân tích, máy so sánh mầu sắc quang điện, máy phân tích quang phổ; Phòng phân tích hoá học: điện lò đa năng, chụp
thu gió; Phòng cacbon và lưu huỳnh: lò thiêu dây điện công và máy liên kiểm đo cacbon và lưu huỳnh; Phòng tăng nhiệt điện: lò điện trở, buồng sấy gió nhiệt điện.
Ngoài các thiết bị được nêu trên, phòng kiểm hoá còn phải phối trí các thiết bị phụ trợ.
III.8. Vận chuyển tổng thể III.8.1. Khái quát
+ Vị trí địa lý và giao thông
Dự án nhà máy sản xuất Ferocrom Cacbon cao của Công ty Hòa Bình được xây dựng trong khu công nghiệp luyện kim Nghi Sơn, trong địa bàn xã Hải Thượng huyện Tĩnh Gia tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp với núi chuột Chù, có Nhà máy xi măng Nghi Sơn nằm bên cạnh; Phía nam giáp núi Xước và Nhà máy nhiệt điện; phía tây giáp núi Xước, phía đông có đường 513 chạy qua, diện tích 190.000,867m2. Giao thông đường vận chuyển rất thuận lợi.
+ Điều kiện khí tượng
Nhiệt độ bình quân cao nhất: 27.1 ºC Nhiệt độ bình quân thấp nhất: 21.0 ºC Nhiệt độ bình quân trong năm: 23.6ºC
Lượng nước mưa bình quân trong năm: 1745mm, cao nhất là: 3000mm Độ ẩm bình quân trong năm: 85%
Hướng gió: hướng Đông Nam về mùa hè, hướng Bắc và Đông Bắc về mùa Đông. Tốc độ gió 1,5m/s, tèc độ cao nhất là 40m/s.
+ Địa hình địa mạo
Khu vực Dự án nằm trong thung lũng của núi chuột Chù và núi Xước. Thuộc khu vực động chấn cấp 7-8.
III.8.2. Bố trí tổng mặt bằng
+ Nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng:
Theo yêu cầu của công nghệ sản xuất, phù hợp với địa hình, tiết kiệm được đất đai, giảm bớt khối lượng công việc san lấp; phù hợp với yêu cầu vận chuyển, rút ngắn đường ống vận chuyển nguyên liệu; Đạt được yêu cầu về phòng chống cháy nổ, vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sản xuất và quản lý. Bên cạnh đó, còn phải chú ý đến tính tổng thể của bố trí tổng mặt bằng Nhà máy, các kiến trúc phải hài hoà.
+ Nội dung bố trí tổng mặt bằng Nội dung bố trí của công trình này là:
01 lò luyện 16.500KVA và các thiết bị phụ trợ là: máy khử bụi, bể nước tuần hoàn và phòng bơm nước, bãi nguyên liệu, nhà chứa nguyên liệu, kho than, hệ thống phối liệu và cung cấp, kho thành phẩm, nhà tổng hợp, phòng giao ca và nhà ăn, nhà tắm, nhà sửa chữa máy và kiểm hoá nghiệm,…v.v….
+ Bố trí tổng mặt bằng và chiều cao.
Căn cứ vào nguyên tắc bố trí bản vẽ tổng thể và thực địa sẽ bố trí phân chia theo các chức năng của từng khu vực. Lấy phía Tây bắc trên núi làm mặt bằng chứa nguyên vật liệu, độ cao là 15m, các kho nguyên liệu và hệ thống cung cấp sẽ được bố trí về phía đông nam của bãi nguyên liệu, khu này là một khu bằng phẳng, độ cao là 12m, các bộ phận còn lại sẽ là một bậc,
độ cao là 10m. Phía đông nam của hệ thống cung cấp nguyên liệu nằm trên mặt bằng độ cao 10m, bố trí là nhà xưởng chính, hệ thống nước tuần hoàn; hệ thống khử bụi và bãi thải sẽ được bố trí tại phía đông bắc của nhà xưởng chính, nhà văn phòng và các công trình sinh hoạt cũng như các công trình phụ sẽ được bố trí phía đông của nhà xưởng chính, còn lại các công trình sửa chữa, hoá nghiệm, kho, nhà cân và hệ thống cân....v.v…Các công trình phụ sản xuất xem bản vẽ bố trí tổng thể.
Khu vực Nhà máy sẽ thải nước bằng rãnh lộ thiên, nước mưa sẽ thông qua rãnh vỉa đường thải ra khu vực Nhà máy, một phần nước mưa sẽ được thải trực tiếp vào hồ Đồng Chùa, lượng nước còn lại sẽ thông qua các khe tự nhiên vào sông Yên Hòa qua cầu Yên Hòa dẫn ra biển.
III.8.3. Vận chuyển trong và ngoài nhà máy
Sau khi Nhà máy xây dựng đi vào hoạt động, lượng vận chuyển nguyên liệu trong năm sẽ đạt đến 120,525 tấn/năm trong đó: vận chuyển vào là 61,525 tấn/năm chủ yếu là than cốc, than bán cốc (Semi-coke), đá silic, quặng Cromit, hồ điện cực; vận chuyển ra là 59,000 tấn/năm chủ yếu là Ferocrom Cacbon cao, chất thải xỉ lò, bụi thu được sau khi sử lý, rác thải công nghiệp và sinh hoạt. Đường vận chuyển trong khu vực Nhà máy sẽ làm bằng bê tông nhựa.
III.8.4. Trồng cây xanh khu vực Nhà máy