Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàn g:

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động có tính rủi ro cao. Hiệu quả cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể chia ra thành 4 nhóm nhân tố chính, đó là : các nhân tố thuộc về ngân hàng, các nhân tố thuộc về khách hàng, các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô, các nhân tố bất khả kháng.

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng :

 Chính sách tín dụng : là những hướng dẫn chung nhất cho việc thực hiện các hoạt động tín dụng đối với các cán bộ và nhân viên ngân hàng, giúp cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng được thực hiện một cách thống nhất và hiệu quả. Mỗi thời kì khác nhau ngân hàng lại có những chính sách tín dụng khác nhau đề phù hợp với hoàn cảnh, tình hình hiện tại. Các chính sách này có tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng, nếu chính sách hợp lý sẽ làm cho hoạt động tín dụng được hạn chế những rủi ro và nâng cao lợi nhuận có thể đạt được.

 Phân tích tín dụng : Đây là lúc ngân hàng thu thập thông tin về khách hàng để ra quyết định có nên cho khách hàng vay hay không. Những thông tin mà ngân hàng cần thu thập là xem xét mức độ đáng tin cậy của khách hàng, việc đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, cũng như các tài sản đảm bảo cho khoản vay... Nếu trong giai đoạn này, ngân hàng có những phân tích tốt, thì sẽ đưa ra quyết định cho vay và đem lại hiệu quả của khoản vay đó.

 Quy trình tín dụng : Nếu ngân hàng trong quá trình cho vay, thực hiện các bước trong quy trình tín dụng một cách nhịp nhàng và hiệu quả, có thể sẽ tìm ra những sai sót trong quá trình thực hiện việc cho vay của nhân viên ngân hàng cũng như phát hiện ra những điểm khiếm khuyết từ người đi vay , từ đó có biện pháp ngăn ngừa một cách có hiệu quả, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó, một quy trình tín dụng rõ ràng, dề hiểu sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy an toàn và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

 Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng chính là những thông tin mà ngân hàng thu thập được về khách hàng cũng như các đối tượng liên quan trước khi quyết định cho vay. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì rủi ro trong cho vay càng được hạn chế, ngân hàng có thể hoạt động một cách an toàn và sinh lời.

 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng : Trong suốt quá trình cho vay, hầu như toàn bộ sự tiếp xúc của khách hàng với ngân hàng là thông qua đội ngũ cán bộ tín dụng. Bởi thế, đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn là hai yếu tố rất quan trọng cần có ở một cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, họ cũng phải là người nắm bắt được một cách nhanh nhất những tiến bộ về khoa học công nghệ để áp dụng vào quá trình phục vụ khách hàng ngày một hiệu quả hơn.

 Trình độ công nghệ : việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình phân tích quản lý các khoản vay của ngân hàng có tác động rất lớn đến hiệu quả cho vay. Nếu công nghệ càng hiện đại, thì các bước trong quy trình cho vay có thể được giảm bớt, khiến cho việc đánh giá khoản vay dễ dàng hơn, tạo tâm lí thoải mái cho khách hàng , thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng. Ngoài ra, nó còn giúp tiết kiệm chi phí quản lí, chi phí giao dịch..., nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.

 Công tác tổ chức quản lý của ngân hàng : Nếu công tác tổ chức quản lý được thực hiện một cách chuyên nghiệp, ngân hàng sẽ đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay, do đó cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng :

Khách hàng là người đi vay, là một trong hai chủ thể trong hoạt động cho vay. Do đó, khách hàng cũng có một tầm quan trọng to lớn liên quan đến hiệu quả của món vay. Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai góc độ, đó là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng.

Trước hết , khi nói về khả năng trả nợ, phải nói về tiềm lực tài chính của khách hàng, thể hiện qua nguồn vốn tự có. Nếu tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn càng cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có mức độ an toàn tín dụng cao hơn. Có nghĩa là có khả năng trả nợ cao hơn so với các doanh nghiệp khác có tỉ lệ này thấp. Ngoài ra, còn phải kể đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong một thời kì đủ dài để có thể đưa ra một quyết định về việc cho vay. Kết quả kinh doanh sẽ cho thấy thực lực, khả năng tạo ra lợi nhuận của khách hàng, từ đó cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, uy tín của khách hàng cũng là điều cần phải xem xét. Nếu khách hàng là người có uy tín, thì sẽ làm cho ngân hàng tin cậy và ra quyết định cho vay, từ đó cũng đảm bảo khoản vay được sử dụng hiệu quả hơn.

 Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng : điều này thể hiện sự trung thực của khách hàng trong việc tuân thủ các cam kết với ngân hàng trong quá trình vay và trả nợ. Ý chí trả nợ là tinh thần tích cực, thể hiện tinh thần quyết tâm trả nợ cho ngân hàng .

1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô :

 Môi trường pháp lý : bao gồm các chính sách pháp luật được ban hành nhằm quản lý hoạt động của các tổ chức. Các ngân hàng luôn phải tuân theo các chính sách do Ngân hàng Nhà nước đế ra, ví dụ như các chính sách về các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn, quy mô khoản vay, giới hạn cho vay ...

 Môi trường kinh tế : Do đặc tính hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, cho nên hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm với những diễn biến của nền kinh tế. Môi trường này không những tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng, đến các chính sách cho vay của ngân hàng, mà còn có tác động đến người đi vay, một chủ thể trong quan hệ tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Ngoài ra còn có các nhân tố không thể biết trước được như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh. ... Khi những nhân tố này xuất hiện, thường có tác động sâu rộng, nặng nề với cả nên kinh tế nói chung và các chủ thể trong quan hệ tín dụng nói riêng. Một số khoản vay trong những thời điểm này rất khó thậm chí không thể thu hồi lại được.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)