Mặc dù Ban đã tuân theo đầy đủ các bước của công tác lập dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khâu thực hiện dự án, tổ chức nghiệm thu đánh giá… nhưng trên thực tế tầm quan trọng của nó chưa được đề cao đúng mức. Sự quan tâm đầy đủ đến các bước trong quy trình lập các dự án thử nghiệm công nghệ, hay chuyển giao công nghệ là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng của dự án được lập. Việc thực hiện đúng trình tự, hoàn thiện nội dung lập phù hợp với thực tiễn sẽ cho phép dự án được triển khai thuận lợi, đúng hướng.
Bên cạnh công tác nghiên cứu cơ hội đầu tư đã được làm rất tốt, thì cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để đảm bảo cho dự án được hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
Các yếu tố phải quan tâm trong công tác nghiên cứu thực tế.
- Xem xét thực trạng của đoạn đường đó có đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của dân cư.
- Tìm hiểu nhu cấu đi lại của dân cư trong hiện tại và tương lai.
- Vai trò của con đường đối với sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của vùng, địa phương.
- Dự báo tốc độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải của vùng đi qua đoạn đường đó.
Về cơ bản công tác này được Ban thực hiện rất kỹ, và khá đầy đủ, tuy nhiên phần xác định các nguồn và khả năng cung cấp của từng loại nguyên vật liệu đảm bảo suốt đời cho dự án chưa được cung cấp kỹ, chưa có những phân tích sâu sắc về các thuận lợi và hạn chế và các ảnh hưởng bất lợi, hướng khắc phục của các nguồn đã chọn. Một số hướng để khắc phục.
Cần phải đưa vào dự án các phương án cung cấp nguyên vật liệu cho dự án. Đối với dự án phải nhập khẩu nguyên vật liệu thì cần phải có phương án đảm bảo có nguồn thay thế và nếu có thể đưa ra được phương án sử dụng luôn sản phẩm trong nước càng tốt.
Đối với công tác phân tích tài chính:
Công tác tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng cần phải theo sát với thực tế thị trường và tình hình huy động nguồn vốn.
Các yếu tố cần được quan tâm xem xét trong công tác phân tích tài chính bao gồm:
- Phân tích độ nhạy của dự án đầu tư:
* Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư… khi các yếu tố khác có liên quan như doanh thu, chi phí… thay đổi. Từ đó cho biết dự án có đạt hiệu quả không khi những yếu tố tác động theo chiều hướng không có lợi( chi phí tăng, doanh thu giảm, …). Trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả theo hướng không có lợi ở một chừng mực nhất định mà các chỉ tiêu hiệu quả xem xét vẫn hiệu quả (NPV>0, IRR>r giới hạn ) thì chứng tỏ dự án đang xem xét là có độ an toàn. Có thể nói cách khác là, phân tích độ nhạy của dự án là xem xét hiệu quả của dự án trong điều kiện các nhân tố liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả có biến động.
Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho Ban biết được dự án nhạy cảm đối với yếu tố nào từ đó có các biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án làm hạn chế tối thiểu rủi ro.
2.2.2.3.Công tác đấu thầu
* Nâng cao kỹ năng và phương pháp lập hồ sơ mời thầu.
Kỹ năng và phương pháp lập hồ sơ mời thầu là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết đến chất lượng cuộc đấu thầu. Kỹ năng và phương pháp lập hồ sơ mời thầu của mỗi đơn vị có sự khác nhau do trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác đấu thầu, việc phân công công tác cho các thành viên. Tại công ty nên:
đôn đốc tình hình công việc so với yêu cầu của tiến độ công việc trong từng ngày, từng tuần, từng đợt.
+ Làm rõ các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhất là phần hướng dẫn lập hồ sơ thầu và tiêu chuẩn đánh giá để các nhà thầu tham gia một cách công bằng và minh bạch, tránh tình trạng do hồ sợ mời thầu không rõ nên các nhà thầu làm hồ sơ dự thầu không đạt yêu cầu.
+ Làm rõ và chi tiết hồ sơ thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật, tiên lượng trong hồ sơ mời thầu để các nhà thầu dự trên đó đưa ra mức giá hợp lí và chính xác.
+ Mỗi khi cần xử lý những vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều bộ phận, nhiều thời gian thì phải dự đoán, lường trước được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và thực hiện nhiều giải pháp xử lý khác nhau.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là nhân tố quyết định trong sự nghiệp đổi mới, do vậy công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của ban vẫn còn mang tính lý thuyết, chưa thật sự sát với thực tiễn và yêu cầu của chuyên môn nghiệp vụ. Để đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải có sự đổi mới trong tâm lý và tư duy, chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và khả năng tiếp cận các kiến thức về kinh tế, khoa học – công nghệ của cán bộ công nhân viên công ty.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phục vụ công tác làm hồ sơ mời thầu phải có tính chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được chú trọng thường xuyên nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại.
+ Đối với những cán bộ, cần phải hướng dẫn, kèm cặp để nhanh chóng tiếp cận hiểu và thực hiện tốt công việc. Bên cạnh đó tăng cường công tác tư
tưởng cho cán bộ công nhân viên chức có ý thức trách nhiện cao trong công việc để hướng tới một mục tiêu chung của công ty. Có thể mở các lớp bồi dưỡng về công tác lập hồ sơ mời thầu cho đội ngũ Ban.
+ Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn, có thể sưu tầm hoặc mượn tài liệu, hồ sơ để tiếp thu những kinh nghiệm từ các đơn vị, tổ chức khác.
+ Sau từng từng đợt đấu thầu, từng tháng nên tổ chức họp tổng kết, đánh giá kết quả của công tác đấu thầu để rút ra những kinh nghiệm, ngững bài học. Thẳng thắn phê bình những chỗ còn thiếu sót để nhanh chóng khắc phục và tiến bộ.
2.2.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng
Đối với Ban quản lý dự án quận Long Biên cần phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp, đoàn thể để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách, chế độ cho người dân trong diện di dời. có một thực tế là, đa phần người dân chưa có hiểu biết cần thiết về chế độ, chính sách, và thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này đã dẫn đến, khi tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, người dân thường thực hiện không đúng trình tự hoặc không chuẩn bị những hồ sơ cần thiết, có khi lại có những yêu cầu phi lý nên khi thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, người dân sẽ tự giác thực hiện, giúp cho công việc của cán bộ giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh chóng.
Cần có sự phối hợp đồng bộ hiệu quả giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện GPMB. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, những nơi nào, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng thì nơi đó công tác giải phóng mặt bằng sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu có sự phối hợp tốt, Ban quản lý dự án quận Long Biên sẽ có được những
thông tin chính xác hơn về hiện trạng đất đai tại khu vực có giải phóng mặt bằng. Từ đó, đưa ra những phương án đền bù chính xác, hợp lý.
Đối với cơ quan cần xiết chặt hơn nữa công tác quản lý đất đai. Tránh hiện tượng lấn chiếm quyền sử dụng đất. Để khi thu hồi tránh tình trạng gian lận trong đền bù GPMB.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chưa thật ổn định, hay thay đổi. Trong thời chưa đầy 10 năm đã có nhiều văn bản pháp quy được ban hành, nhiều bộ luật được sửa đổi chẳng hạn như: Luật đất đai, Luật xây dựng, Nghị định 197/2004/NĐ-CP thay cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Quyết định 26/2005/QĐ-UB thay cho Quyết định 5311/2004/QĐ-UB.v.v. . khi có tin sắp ban hành các quy định mới thì hệ quả tất yếu là các dự án giải phóng mặt bằng ở tại thời điểm đấy luôn bị đình trệ. Do vậy, trong thời gian tới Quốc hội, Chính phủ và UBND các cấp khi ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần rà soát kỹ lại các văn bản hiện hành để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn.
Hoàn thiện quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng. Quy trình hiện nay thực hiện bồi thường trước rồi mới tái định cư cho người dân sau. Điều này tỏ ra không hợp lý. Do tâm lý người dân muốn được an cư cho nên, khi tiến hành giải toả rồi mới lo cho họ chỗ ở, người dân sẽ chần chừ, nán lại nơi ở cũ. Điều này thường xảy ra với các gia đình có công ăn việc làm không ổn định, sống dựa vào cửa hàng ở nhà. Vì vậy, khi người dân được đảm bảo chỗ ở ngay khi tiến hành giải toả thì chắc chắn họ sẽ an tâm hơn. họ sẽ chấp hành đúng và nhanh quyết định của cơ quan quản lý.
Một thực tế hiện nay, khi tiến hành giải phóng mặt bằng, những hộ mặt đường hiện tại sẽ bị di dời trong khi những hộ trong ngõ trước kia bỗng dưng được ra mặt đường. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho người dân không muốn di dời vì sự bất công do quy trình giải phóng mặt bằng hiện nay tạo
ra. Do vậy, khi tiến hành giải phóng mặt bằng, ta tiến hành giải phóng mặt bằng luôn cả một vùng đệm xung quanh sau đó,xây dụng chung cư, khu thương mại rồi tiến hành định cư cho những bị giải phóng mặt bằng ngay tại đó.
Trong thời gian tới Ban quản lý dự án quận Long Biên cần phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành, như: sở Quy hoạch-Kiến trúc, sở Tài nguyên Môi trường, sở Xây dựng.v.v. tiến hành làm rõ nguồn gốc đất, lập bản đồ địa chính các khu vực trên địa bàn Quận thật chi tiết, cụ thể và chính xác. Sau đó, cần công bố công khai các tài liệu trên cho toàn bộ dân chúng biết từ đó làm căn cứ để xác định diện tích đất đền bù cũng như chống tình trạng lẫn chiếm, cơi nới trái phép.
KẾT LUẬN
Trải qua 8 năm thành lập và phát triển, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã đạt được rất nhiều thành tích, hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ được Thành phố và Quận giao cho.
Tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế mang tính khách quan cũng như chủ quan nhưng với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức trong những năm tới, Ban QLDA quận Long Biên quyết tâm sẽ hoàn thiện bộ máy và cơ cấu quản lý của mình. Qua đó góp phần xây dựng quận Long Biên và thành phố Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Trong quá trình thực tập tại Ban QLDA quận Long Biên, em đã học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiên nay. Em xin chân thành cảm ơn những cán bộ trong Ban và thầy giáo đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - PGS.TS Từ Quang Phương - NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
2. Giáo trình Lập Dự án đầu tư - PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
3. Giáo trình Quản lý dự án - PGS.TS Từ Quang Phương - NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
4. Tờ trình phê duyệt dự án Ban Quản lý dự án Quận Long Biên - Năm 2011.
5. Tài liệu về quá trình hoạt động và phát triển của Ban Quản lý dự án Quận Long Biên.
6. Một số tạp chí, báo điện tử website và các tài liệu khóa trên liên quan.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phần công việc đã thực hiện từ năm trước đó
Nội dung công
việc Đơn vị thực hiện
Giá trị thực hiện/giá hợp đồng/giá trúng thầu (triệu đồng) Hình thức hợp đồng đã thực hiện Thời gian thực hiện
Văn bản phê duyệt
Tư vấn đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500, khảo sát, thiết kế quy hoạch và thông số HTKT, lập dự án đầu tư Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng SICD Hà Nội . 382,53 theo tỷ lệ phần trăm 80 ngày Quyết định số 4187 ngày 22/9/2006 về việc
phê duyệt dự toán chi phí CBĐT. Tư vấn đánh giá tác động môi trường Trung tâm khoa học Công nghệ Môi trường và Phát triển 184,2 theo tỷ lệ phần trăm 30 ngày Quyết định số 1012 ngày 22/4/2009 về việc
phê duyệt bổ sung dự toán chi phí CBĐT.
Tổng cộng giá trị: 566,73 triệu đồng
Phụ lục 2: Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu
TT Nội dung công việc Đơn vị thực hiện Giá trị thực hiện
(triệu đồng)
1 Chi phí Ban Quản lý dự án Ban Quản lý dự án 410
2 Chi phí GPMB Ban Quản lý dự án 77.314
4 Chi phí dự phòng 11.762
Tổng cộng giá trị: 89.486 triệu đồng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày....tháng...năm 2013