5.9.Nuôi cây mô tế bào: 4.10.Các chất điều hòa sinh trưởng với mục đích diệt trừ cỏ dại (herbicid):

Một phần của tài liệu Gibberellin phương pháp thu nhận và ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 36)

gây nên sự hủy diệt. Các chất như 2,4D; 2,4,5T; MH... cũng được sử dụng khá phổ biến vào mục đích diệt cỏ. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trừ cỏ là phải quan tâm tính chọn lọc của thuốc là chỉ diệt các loại cỏ dại mà không mà không ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Thuốc phòng trừ cỏ dại có thể chia làm hai nhóm vô cơ và hữu cơ. Nhóm hữu cơ lại chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm các chất không chứa nitơ và nhóm các chất chứa nitơ.

Nhóm các chất không chứa nitơ thường là dẫn xuất Cl của axit phenoxyaxetic, axit a-phenoxypropionic, axit a-phenoxybutyric, axit (3- phenoxyethyl. Các đại diện của nhóm này như: 2,4-D; 2,4,5-T; ACMP... Các dẫn xuất của axit benzoic, axit phenylaxetic như: 2,3,6-ATB; 2,3,5,6- ATB... Nhóm các chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng lên quá trình trao đổi chấttrong cây và ức chế hoạt tính của các enzyme làm cho quá trình phân chia tế bào trong mô phân sinh và sự sinh trưởng giãn của tế bào bị ngừng...

Nhóm các chất chứa nitơ như các amit, các dẫn xuất của urea, thicacbamat, dithiocacbamat, dinitrophenol... Các amit kìm hãm enzyme chứa nhóm -SH, các dẫn xuất của urea kìm hãm sự cố định co và thải o ở ngoài sáng, các hợp chất chứa nitơ khác cũng vi phạm đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng rất thành công cho một số loại cây trồng như lúa mì, lúa mạch, lúa gạo, cao lương, bông, cà chua, đậu tương, củ cải đường...

Người ta dùng 2,4-D để diệt cỏ hai lá mầm trong ruộng ngô, phun trước hoặc sau khi cỏ xuất hiện với các liều lượng như sau:

- Muối Na của 2,4-D:1,5 - 2 kg/ha.- Muối amôn của 2,4-D: 1,0 -1,5 kg/ha - Este của 2,4-D: 0,8 -1,0 kg/ha.

Có thể kết hợp phun 2,4-D và 2,4,5-T với một số loại thuốc trừ cỏ khác có chứa nitơ để diệt cỏ gà và các loại cỏ khác trong ruộng ngô mà không ảnh hưởng đến cây trồng.

Trong một số trường hợp việc duy trì tuổi thọ và hình dạng của cỏ lại rất có ý nghĩa. Ví dụ trong lĩnh vực trang trí, để duy trì các thảm cỏ trang trí ở công viên người ta thường phun các dung dịch kìm hãm sinh trưởng. Đặc biệt là dùng MH với liều lượng 3-6 kg/ha làm kìm hãm sinh trưởng của cỏ, duy trì thảm cỏ bền lâu, đỡ

công xén mà lại nâng cao chất lượng trang trí.

T Àl LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như Khanh, 1996, Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật. NXB Giáo dục Hà Nội.

2. Phạm Đình Thái, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Lương Hùng, 1987. Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục Hà Nội.

3. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, 1999. Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục Hà Nội.

4. Bùi Trang Việt, 1998, Sinh lý thực vật đại cương, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thu Thuỷ, 2006, Công nghệ tế bào, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

6. TS. Dương Tấn Nhựt, 2007, Công nghệ sinh học thực vật -tập 1, NXB.Nông Nghiệp.

7. Dương Công Kiên, 2002, Nuôi cấy mô thực vật, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

http://www.sigmaaldrich.com/ http://www.hoalanvietnam.com.vn/ http://www.plant-hormones.info

Một phần của tài liệu Gibberellin phương pháp thu nhận và ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w