Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán Bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công Ty CP DD Việt Tín (Trang 52)

- Tài khoản: 511 Tháng 3 năm

3.2.2-Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT TÍN

3.2.2-Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán

Về tài khoản kế toán sử dụng:

Tuy Công ty đã tách chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh ra 2 tài khoản là 641 và 642, nhưng lại không chi tiết TK chi phí bán hàng thành các tài khoản cấp 2, điều này là chưa hợp lý vì chi phí này chiếm phần rất đáng kể trong tổng chi phí phát sinh của doanh nghiệp. Vì thế Công ty nên chi tiết thành thành các TK cấp 2 theo các khoản mục chi phí. Điều này là rất cần thiết vì đôi khi chi phí bán hàng phát sinh quá lớn so với doanh số bán ra, nhưng Công ty không thể biết khoản mục chi phí làm tăng tổng chi phí là khoản mục nào vì chúng được tập hợp chung trên một TK, nếu muốn tìm ra nguyên nhân thì phải soát lại các chứng từ, sổ sách. Thực tế thì để làm được công việc này không đơn giản vì khối lượng chứng từ là rất lớn.

Công ty có thể chi tiết chi phí bán hàng thành các TK cấp 2 như sau: TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng

TK 6412: Chi phí đồ dụng, dụng cụ, văn phòng phẩm TK 6413: Chi phí khấu hao TSCĐ

Ngoài ra, nên bổ sụng tài khoản dự phòng của Công ty vì vấn đề dự phòng là vô cùng cần thiết. Có thể mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3... để tăng tính chủ động, linh hoạt cho các đơn vị hạch toán cơ sở.

Quy trình hạch toán cụ thể là : Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị, kế toán Công ty tiến hành định khoản, phản ánh nghiệp vụ trên chứng từ theo hệ thống ghi sổ kế toán tại đơn vị. Sau đó, kế toán phân loại chứng từ kế toán theo các phần hành, theo đối tượng cụ thể; nhập các số liệu trên các chứng từ kế toán vào phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất số liệu vào Sổ Nhật ký chung. Sau đó, số liệu từ Sổ Nhật ký chung được chuyển vào Sổ cái các TK như TK 621, TK 622, TK 627. Khi sản phẩm hoàn thành, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí liên quan vào TK 154- Chi tiết cho từng sản phẩm. Sau đó số liệu được chuyển lên Sổ chi tiết TK 632 và cuối tháng được tổng hợp lên Sổ cái TK 632 để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.

Phương pháp kế toán của Công ty nói chung đã phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, trong việc phân bổ chi phí bán hàng, kế toán cần phân bổ chi phí bán hàng cho từng mặt hàng (hoặc nhóm hàng) để xác định rõ mặt hàng nào có lãi, mặt hàng nào lỗ. Từ đó có được chiến lược kinh doanh kịp thời, đúng đắn tập trung chủ lực vào những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thức phân bổ sau:

Chi phí bán hàng phân bổ cho mặt hàng X = Doanh thu bán hàng mặt hàng X * Tổng chi phí bán hàng Tổng doanh thu

Thêm vào đó, Công ty nên lập dự phòng để đề phòng rủi ro khó lường trước trong tương lai, nhằm thực hiên tốt mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.

Với dự phòng phải thu khó đòi: Cuối niên độ kế toán căn cứ vào các chứng

từ gốc đê xác nhận các khoản nợ của khách hàng. Kế toán cần theo dõi thường xuyên tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để xác định các khoản nợ phải thu có khả năng thất thu. Từ đó lập dự phòng phải thu khó đòi. Mức lập dự phòng nên được xác định như sau:

Mức dự phòng cần lập = Doanh số phải thu * Tỷ lệ ước tính

Tỷ lệ ước tính ở đây được xác lập theo kinh nghiệm của kế toán viên hoặc dựa vào tỷ lệ của năm trước đó.

Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, hoặc người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Về tài khoản trích lập dự phòng thì kế toán sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Các khoản dự phòng này được lập cho từng loại hàng hoá và được tập hợp vào bảng kê chi tiết sau đó sẽ được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán như sau:

Khi đã lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi : Nợ tài khoản 642: mức dự phòng cần lập

Có tài khoản 139: Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì kế toán sẽ lập thêm khoản trích lập dự phòng chênh lệch đó:

Nợ tài khoản 642: Số chênh lệch dự phòng Có tài khoản 139: Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì kế toán sẽ hoàn nhập số trích lập dự phòng theo bút toán:

Nợ tài khoản 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có tài khoản 642: Số chênh lệch dự phòng

Với dựu phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ kế toán cần lập dự

phòng giảm giá hàng tồn kho theo các bước sau: Bước 1: Kiểm kê số lượng hàng hiện có theo loại.

Bước 2: Lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị ghi trên sổ giá trị thị trường của mỗi loại hàng hoá vào ngày kiểm kê.

Bước 3: Tính mức dự phòng phải nộp cho niên độ kế toán của từng loại hàng tồn kho nào có giá trị thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá trị ghi sổ tại thời điểm nhập kho. Mức lập dự phòng được trích lập như sau:

Mức dự phòng

cần lập =

Số lượng hàng tồn kho mỗi loại *

Mức chênh lệch giảm giá hàng tồn kho mỗi loại

Trong đó:

Mức chênh lệch giảm giá HTK mỗi loại = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá gốc HTK theo giá gốc kế toán *

Giá trị thuần được thực hiện của HTK

Kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Khoản dự phòng này được lập cho từng loại hàng hoá và tập hợp vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán của Công ty. Phương pháp hạch toán như sau:

Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nợ tài khoản 632: Mức dự phòng cần lập

Sang niên độ kế toán tiếp theo, nếu số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã lập thì kê toán sẽ lập thêm số chênh lệch dự phòng đó bằng bút toán:

Nợ tài khoản 632: Số chênh lệch dự phòng

Có tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nếu số dự phòng năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì kế toán sẽ hoàn nhập số dự phòng theo bút toán:

Nợ tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có tài khoản 632: Số chênh lệch dự phòng

Một phần của tài liệu Kế toán Bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công Ty CP DD Việt Tín (Trang 52)