Từ biểu đồ 2 cho ta thấy:
Điểm trung bình cộng của lần kiểm tra sau thực nghiệm ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC.
Bảng III.6. Phân loại trình độ HS qua lần kiểm tra sau thực nghiệm
Bài Phương án Số bài làm Yếu kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) 4 TN ĐC
Sau 15 ngày thực nghiệm thì tỉ lệ % điểm khá, giỏi của nhóm TN vẫn giữ mức cao hơn ĐC, còn tỉ lệ % điểm yếu, kém, trung bình nhóm TN vẫn thấp hơn so với nhóm ĐC. Điều này khẳng định thêm sự bền vững của kiến thức ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC.
Như vậy, qua việc xử lí định lượng kết quả các bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC đã chứng minh hiệu quả của việc vận dụng DHGQVĐ trong dạy học chương Cảm ứng - Sinh học 11 THPT. DHGQVĐ không những giúp HS nâng cao khả năng nhận thức mà còn tăng cường được độ bền kiến thức cho HS.
3.2. Phân tích định tính
Qua các bài kiểm tra và hỏi đáp trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hiệu quả học tập của nhóm TN hiệu quả cao hơn nhóm ĐC cả về chất lượng lĩnh hội kiến thức, năng lực PH và GQVĐ và độ bền kiến thức.
III.2.1. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
Đánh giá Ví dụ
3.2.2. Về năng lực PH và GQVĐ 3.2.3. Về độ bền kiến thức
Trong đề kiểm tra 45 phút tiến hành sau khi thực nghiệm 15 ngày, chúng tôi sử dụng lại hầu hết các câu hỏi đã sử dụng trước đó (để đánh giá khả năng hiểu bài của HS) nhằm kiểm định độ bền kiến thức của 2 nhóm lớp tham gia thực nghiệm.
Kết quả cho thấy, ………..
Ví dụ: ………
Ngoài ra, khi quan sát tinh thần, thái độ của HS ngay trong quá trình dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy nhóm TN tích cực, sôi nổi, hứng thú, khả năng khai thác kiến thức, khả năng tư duy,… cao hơn hẳn so với nhóm ĐC.
Tóm lại, qua phân tích định tính và định lượng các kết quả thu được trong và sau thực nghiệm, kết hợp với việc theo dõi tình hình học tập của HS trong suốt quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã khẳng định được tính đúng đắn giả thuyết khoa học
mà đề tài đã đặt ra là: “Nếu vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học
chương cảm ứng sẽ nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chương Cảm ứng - Sinh học 11 THPT”. Việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học là hoàn toàn khả thi.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Mùi (2005), Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh THPT,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học phần đại
cương, Nxb Giáo dục
3. Đinh Thị Thanh (2011), Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học phần
Tiến hóa – Sinh học 12 ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại
học Sư phạm Hà Nội
4. Lecne I.Ia (1997), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Hồng Thuận, Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực người học – Những cơ sở tâm lí học và giáo dục học, Viện khoa
học giáo dục Việt Nam
6. Nguyễn Thị Toan, 2014, Xây dựng quy trình rèn luyện năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội
7. Prof. Bernd Meier và TS.Nguyễn Cường, 2012, Lí luận dạy học hiện đại, Đại học
Sư phạm Hà Nội
8. Trần Bá Hoành (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn
sinh học, Sách bồi dưỡng thường xuyên, chu kỳ 1997 – 2000, cho GV THCS, Nxb
Giáo dục
9. Trần Văn Kiên (2006), Vận dụng tiếp cận giải quyết vấn đề trong dạy học di truyền
học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư
phạm Hà Nội
10. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường, Người dịch: Đào Trọng quang, Nguyễn Ngọc Nhị, Nxb
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC 10 Ở TRƯỜNG THPT
Phiếu điều tra dành cho giáo viên THPT:
PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN THPT VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO HS TRONG DẠY HỌC
Họ và tên GV:…….……….Nam (nữ):……… Môn:...Trường:…...…………..…...Số năm công tác ………..
Xin Thầy (cô) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp với ý kiến của Thầy (cô):
Câu 1: Thầy (Cô)đã được tham dự tập huấn về dạy học giải quyết vấn đề chưa?
Chưa tập huấn Đã tập huấn
Nếu đã tập huấn thì:
Số lần tập huấn...Đơn vị tổ chức:...
Câu 2: Bản chất của DHGQVĐ là:
Tạo nên một chuỗi những THCVĐ, chuyển HS vào THCVĐ
Tổ chức hoạt động của HS, kích thích HS tích cực, tự lực GQVĐ
Nêu vấn đề
Giải quyết vấn đề
Câu 3: Khi xây dựng THCVĐ thầy (cô) dựa trên những nguyên tắc và quy trình như thế nào?
Không có nguyên tắc và quy trình nào, chỉ dựa vào nội dung bài dạy đưa ra
THCVĐ theo cảm tính
Khi giảng bài mới, mới nảy sinh ra THCVĐ rồi đưa ra cho HS GQVĐ
Căn cứ vào nội dung kiến thức của bài dạy khi soạn bài
Căn cứ vào mục đích của đổi mới phương pháp dạy học
Câu 4: Trong quá trình dạy học, Thầy (Cô) có quan tâm đến hình thành và phát triển năng lực cho học sinh không?
Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm
Câu 5: Thầy (Cô) có cho rằng dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh là cần thiết hay không?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Câu 6: Theo Thầy (Cô), rèn luyện cho HS năng lực giải quyết vấn đề có cần thiết không?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Câu 7: Thầy (Cô) có thường xuyên rèn luyện cho HS năng lực giải quyết vấn đề không?
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
Câu 8: Thầy (Cô) thường sử dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở mức độ nào sau đây?
PPDH/KTDH Mức độ sử dụng
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường
xuyên Thuyết trình Đàm thoại Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học tình huống Động não Bản đồ tư duy
Các phương pháp/biện pháp/kỹ thuật dạy học khác………
………
………..
PHỤ LỤC 2: CÁC ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG LĨNH HỘI KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Đề kiểm tra số 1
Thời gian: 15 phút
Câu 1: Hoàn thành bảng so sánh sau:
Kiểu hướng động Đặc điểm Ví dụ
Hướng ánh sáng Hướng trọng lực
Hướng hóa Hướng nước Hướng tiếp xúc
Câu 2: Chọn phương án trả lời đúng nhất
II.1. Hai loại hướng động chính là:
a. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).
b. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
c. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
d. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).
II.2. Các kiểu hướng động dương của rễ là:
a. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng. b. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá. c. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá. d. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
II.3. Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
a. Hoa. B. Thân. C. Rễ. d. Lá.
a. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
b. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
c. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
d. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
2.5. Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
a. Chiếu sáng từ hai hướng. b. Chiếu sáng từ ba hướng.
c. Chiếu sáng từ một hướng. d. Chiếu sáng từ nhiều hướng.
2.6. Trồng cây bên bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng:
a. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
b. Rễ cây phát triển đều quan gốc.
c. Thân cây uốn cong theo hướng ngược lại với bờ ao.
d. Thân cây mọc thẳng để nhận ánh sáng phân tán đều.
Đề kiểm tra số 2
Thời gian: 15 phút
Câu 1: Phân biết các kiểu ứng động của thực vật? Câu 2: So sánh hướng động và ứng động ở thực vật? Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất
3.1. Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành:
a. Quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, điện ứng động. b. Ứng động sinh trưởng. ứng động không sinh trưởng.
c. Hoá ứng động , ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương. d. Cả A và C
3.2. Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động :
a. Dưới tác động của ánh sáng. b.Dưới tác động của nhiệt độ.
c. Dưới tác động của hoá chất. d.Dưới tác động của điện năng
3.3. Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu :
a. Ứng động sinh trưởng. b. Quang ứng động.
c. Ứng động không sinh trưởng d. Điện ứng động.
3.4. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:
a. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. b. Quang ứng động và điện ứng động. c. Nhiệt ứng động và thuỷ ứng động. d. Ứng động tổn thương. Đề kiểm tra số 3 Thời gian: 15 phút
Câu 1: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Câu 2: Lai giữa vẹt cổ đỏ (có tập tính tha rác làm tổ bằng mỏ) với vẹt cổ vàng (có tập tính tha rác bằng cách nhét rác vào lông vũ), con lại sinh ra được chia làm 2 lô:
Lô 1: con lai sống riêng, tách mẹ, tha rác bằng cách cố nhét rác vào lông vũ.
Lô 2: cho sống chung với mẹ là vẹt cổ đỏ. Khi tha rác, các con lai cố nhét rác dưới lông vũ, khi không nhét được nữa, con lai tha rác bằng mỏ về tổ.
Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt đó? Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất
a. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
b. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
c. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
d. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
3.2. Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:
a. Kích thích hệ thần kinh cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện
hành động
b. Kích thích cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hệ thần kinh
hành động
c. Kích thích cơ quan thực hiện hệ thần kinh cơ quan thụ cảm
hành động
d. Kích thích cơ quan thụ cảm hệ thần kinh cơ quan thực hiện
hành động
3.3.Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:
a. Học được b. Bẩm sinh
c. Hỗn hợp
d. Vừa bẩm sinh vừa hỗn hợp
3.4. Người đi máy trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính
a. Học được b. Bẩm sinh
c. Hỗn hợp
d. Vừa bẩm sinh vừa hỗn hợp
Đề kiểm tra số 4
Thời gian: 20 phút
Phần I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Chọn cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu dưới đây khi nói về vai trò của ứng động:
Ứng động sinh trưởng và ..(1).. giúp cây thích nghi đa dạng với biến đổi môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh hay ..(2)..
a. 1. sinh sản, 2. chậm
b. 1. sinh sản, 2. theo nhịp điệu sinh học
c. 1. không sinh trưởng, 2. theo nhịp điệu sinh học d. 1. không sinh trưởng, 2. chậm
Câu 2. Ứng động khác hướng động ở điểm cơ bản nào?
a. Tác nhân kích thích không định hướng. b. Có sự vận động vô hướng.
c. Có nhiều tác nhân kích thích.
d. Không liên quan tới sự phân chia tế bào.
Câu 3. Một chú cóc đang rình mồi là một con ong bò vẽ; nó nhổm lên, phóng lưỡi ra để bắt mồi nhưng vội vàng nhả ra và thu mình lại để tránh con mồi không lấy gì làm ngon lành đó. Đây là ví dụ thuộc loại tập tính nào?
a. Tập tính học được. b. Tập tính bẩm sinh. c. Tập tính học tập. d. Tập tính hỗn hợp.
Câu 4. Khỉ đi xe đạp, chó học bài, hổ chui qua vòng lửa,... là các ví dụ về sự biến đổi tập tính:
a. từ tập tính học được thành tập tính bẩm sinh.
b. từ phản xạ không điều kiện thành phản xạ có điều kiện. c. từ phản xạ có điều kiện thành phản xạ không điều kiện. d. từ tập tính bẩm sinh thành tập tính học được.
Câu 5. Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây:
I. Kích thích sự sinh trưởng giãn cảu tế bào theo chiều ngang làm tế bào phình to II. Tăng cường độ tổng hợp prôtiên của tế bào
IV. Làm tế bào lâu già a. III b. I, III c. I, II, IV d. III, IV Câu 6. Nhận định sai về cảm ứng ở động vật và thực vật là:
a. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
b. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật. c. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
d. Về bản chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật là giống nhau, đều do các hoocmôn điều khiển.
Câu 7. Phần lớn các tập tính ở người và các nhóm động vật có hệ thần kinh phát triển là tập tính học được vì:
a. có hệ thần kinh phát triển và cuộc sống xã hội phức tạp. b. có hệ thần kinh phát triển và tuổi thọ dài.
c. có nhiều hoạt động sống để thích nghi và tồn tại.
d. môi trường sống luôn thay đổi nên cần học tập nhiều để tồn tại.
Câu 8. Trong thực tế, muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp:
a. Khống chế nhiệt độ thấp là đủ.
b. Biện pháp tăng nhiệt độ, ánh sáng, dùng chất kích thích sinh trưởng c. Khống chế không cho hoa, chồi ngủ tiếp xúc với ánh sáng.
d. Khống chế ở nhiệt độ thấp và ngăn cản tiếp xúc với ánh sáng.
Câu 9. Cơ sở thần kinh của tập tính là:
a. cảm ứng. b. các phản xạ.
d. hệ thần kinh.
Câu 10. Khái niệm về cảm ứng là: