0
Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (Trang 33 -35 )

Đơn giá tiền lương hay còn gọi là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm là phần tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động sau khi họ hoàn thành một sản phẩm hoặc một công việc cụ thể nào đó. Theo nghị định 28/ NĐ-CP của chính phủ về vấn đề tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước ký ngày 28-3-1997 quy định đơn giá tiền lương có thể được tính theo một trong 4 phương pháp sau.

1.3.2.1 Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi)

Công thức tính:

ĐG=Vg *Tsp (11) Trong đó:

ĐG: Đơn giá tiền lương (ĐV: đồng sản phẩm) Vg : Tiền lương giờ

Tsp : Mức lao động của một sản phẩm (giờ công)

Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hoặc sản xuất nhiêu loại mặt hàng song có thể quy đổi được với nhau.

1.3.2.2 Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu.

Phương pháp này được áp dụng nếu quỹ lương năm và doanh thu kế hoạch có thể xác định một cách tương đối chính xác. Công thức tính: VKH ĐG= (12) TKH Trong đó:

VKH: Quỹ lương kế hoạch TKH: Doanh thu kế hoạch

Phương pháp này dùng cho việc tính đơn giá tiền lương ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịchvụ tổng hợp, việc quy đổi ra giờ công định mức khó thực hiện được.

1.3.2.3 Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Công thức tính:

Trong đó:

ĐG : Đơn giá tiền lương (đồng/1000đồng lợi nhuận) VKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch

PKH : Tổng lợi nhuận năm kế hoạch

Công thức này được áp dụng để tính đơn giá tiền lương tại các đơn vị mà có thể xác định được tổng thu và tổng chi sát với thực tế để từ đó tính ra lợi nhuận tương đối chuẩn xác so với thực hiện.

1.3.2.4 Đơn giá tiền lương tính trên tổng thu trừ tổng chi

Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi các đơn vị phải quản lý được tổng thu và tổng chi chặt chẽ (tổng chi không kể tiền lương) bởi vì tiêu thức lựa chọn của phương pháp này là tổng thu và tổng chi của doanh nghiệp.

Công thức tính:

ĐG = VKH /(TKH - CKH) (14) Trong đó:

VKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch TKH: Tổng doanh thu năm kế hoạch CKH: Tổng chi phí năm kế hoạch

Trong các phương pháp này tính đơn giá ở mỗi phương pháp có đặc điểm khác nhau, các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của mình mà lựa chọn cho thích hợp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (Trang 33 -35 )

×