Kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt Nam trong tổng thể kinh tế Đông Nam Á (Trang 29)

D. THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN

1.Kinh tế Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã và đang tiếp tục tạo dựng được một vị thế vững vàng và triển vọng phát triển sáng sủa như vậy, song nghiêm túc nhìn nhận, chúng ta còn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, cao hơn nữa để đến năm 2020 mới có thể thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đã đề ra là trở thành nước công nghiệp. Trước mắt, chúng ta cần phải nỗ lực phấn đấu vượt qua một số trở ngại, thách thức lớn nhất sau đây trong tiến trình hội nhập ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã duy trì liên tục được sự tăng trưởng khả quan, vào loại nhanh thứ hai ở châu Á, chỉ sau có Trung Quốc, song có điều chưa thể hoàn toàn yên tâm với thành tích này vì nỗi lo về nguy cơ tụt hậu vẫn còn đó. Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2004 đã cho thấy, nếu xét theo GDP thực tế, Việt Nam hiện vẫn chỉ ở vị trí xếp hạng lớn thứ 7 trong khối 10 nước ASEAN (ta chỉ đứng trước Brunây, Campuchia và Lào) và đứng thứ 58 trên thế giới, vẫn thuộc vào nhóm nước nghèo.

Việc đánh giá về trình độ phát triển kinh tế có thể căn cứ vào chỉ tiêu GDP (GDP là tổng sản phẩm quốc nội = C + I + G + (Ex - Im) tức là = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + xuất khẩu ròng, trong đó xuất khẩu ròng là xuất khẩu - nhập khẩu) , song có một loại chỉ tiêu khác rất quan trọng phản ánh thực chất mức sống của người dân và cũng là thể hiện tương đối toàn diện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước đó là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. Ta hãy thử so sánh chỉ tiêu đó của Việt Nam với Trung Quốc và Thái Lan là hai nước cùng khu vực và hơn nữa cùng trong khối ASEAN+3 (ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.) với Việt Nam.

Bảng 1: So sánh GDP bình quân đầu người Việt Nam - Trung Quốc (USD)

Quốc gia/ Năm 1998 2001 2002 2003

Trung Quốc 740 890 940 1120(4)

Việt Nam 350 410 430 500(5)

(lần)

Qua biểu trên, ta thấy rõ hệ số chênh lệch ngày càng lớn, cũng có nghĩa là mức tụt hậu của nền kinh tế nước ta so với nền kinh tế Trung Quốc đã ngày càng xa hơn.

Cũng theo phương pháp tiếp cận tương tự, ta hãy so sánh mức GDP bình quân đầu người giữa Việt Nam và Thái Lan qua bảng dưới đây:

Bảng 2: So sánh GDP bình quân/người giữa Việt Nam và Thái Lan (USD)

Quốc gia/ Năm 2002 2003 2004 2005

Thái Lan 2043 2173 2346 2580

Việt Nam 439 471 509 549

Hệ số so sánh TL/VN

(lần) 4,65 4,61 4,60 4,69

Nguồn: Số liệu của ASEAN Statistic Unit

 Dự báo Thái Lan sẽ tăng 10% GDP. Rõ ràng là, ta thấy hệ số so sánh có xu thế tăng lên, cũng có nghĩa là mức tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với Thái Lan cũng ngày càng nặng nề hơn và mức tụt hậu của Việt Nam so với Thái Lan còn xa hơn so với Trung Quốc.

2. Trong tổng thể kinh tế Đông Nam Á

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 60/75 nước năm 2001 và 65/80 năm 2002. Mặt dù cho đến nay về kinh tế Việt Nam phát Triển khá nhiều song, có thể kể ra nhiều yếu kém như sức cạnh tranh về năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp của Nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn. Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam cũng còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN

Đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế Thế giới cũng giảm theo. Vì vậy Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách giài pháp nhằm phát huy nâng cao hơn nữa những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực. Đồng thời phải nâng cao hơn nữa hiệu lực và vai trò kinh tế

trong việc quản lý và điều tiết ở tầm vĩ mô, nâng cao chất lượng hàng hoá, tìm kiếm thị trường sẽ là một giải pháp giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển bền vững nhằm đưa đất nước phát triển ngang tầm thế giới.

Mục tiêu của năm 2010 là tiếp tục giữ vững xu hướng phục hồi về tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, giải quyết được sức ép về việc làm và bắt tay vào việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn và bền vững hơn. Thực hiện được mục tiêu đó là một thách thức rất lớn. Lý do là nền kinh tế thế giới chưa phục hồi vững chắc, còn tiềm tàng nhiều rủi ro của quá trình phục hồi. Việc tái cấu trúc kinh tế thế giới sau khủng hoảng cũng sẽ mất một thời gian. Vì vậy, bối cảnh và môi trường kinh doanh quốc tế của năm 2010 là không thuận lợi. Thêm vào đó, các vấn đề mang tính cơ cấu của kinh tế Việt Nam cũng đang bộc lộ rõ hơn và đòi hỏi phải có xử lý và giải quyết quyết liệt và căn bản hơn. Vì thế có thể thấy năm 2010 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn và nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những theo dõi và điều chỉnh chính sách kịp thời từ phía Chính phủ và doanh nghiệp.Nhưng nếu chúng ta không nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá của nền kinh tế Việt Nam thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

2. Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam

4. Trang web công ty TNHH Chứng Khoán Ngân Hàng Đầu Tư phát triển Việt Nam

5. Trang web Vnexpress.net

6. Trang web diễn đàn doanh nghiệp

7. Báo điện tử nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 8. Trang web Công ty Điện toán và Truyền số liệu

9. Web Tổng cục thống kê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Web Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia 11. Web bộ ngoại giao việt nam

12. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 13. Giáo trình Địa Lý kinh tế Việt Nam 14. Báo điện tử tuổi trẻ

15. Niêm giám thống kê năm 2002 – NXB Thống kê, Hà Nội - 2003

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN...2

A. ĐÔI NÉT VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ASEAN...3 1. VỀ MỤC TIÊU...7 2. VỀ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ:...7

3. VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...7

PHẦN 2: VIỆT NAM TRONG TỔNG THỂ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á...8

A. TỔNG QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ ĐÔNG NAM Á...8

1. Tình hình về nền kinh tế Việt Nam hiện nay...8

2. Tình hình xuất - nhập khẩu...10

B. BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM...14

1. Các quy định của WTO về bán phá giá...14

2. Tình hình về các vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam...14

3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam...15

C. VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ASEAN...17

1. Campuchia...17

2. Inđônêxia...19

3. Philippin...23

4. Thái lan...25

D. THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN...26

Những giải pháp để thúc đẩy những thuận lợi & giải quyết các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay...26

1. Khó khăn...26

2. Thuận lợi...27

3. Giải pháp:...27

PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG...28

1 . Kinh tế Việt Nam...29

2. Trong tổng thể kinh tế Đông Nam Á...30

KẾT LUẬN...31

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Việt Nam trong tổng thể kinh tế Đông Nam Á (Trang 29)