V. QUY TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀN G:
2. Qúa trình giám sát :
Qúa trình giám sát người cho vay sử dụng đồng tiền cho vay như thế nào có tính chất quyết định giúp ngân hàng có thể lượng định các rủi ro có thể xảy đến với mình. Khi mà món tiền cho vay đã được thực hiện thì buộc ngân hàng
theo nguyên tắc quản lý tiền vay mà thực hiện việc giám sát qúa trình cho vay của ngân hàng, ngân hàng phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc được giao. Công việc giám sát mang tính chất thời kỳ nên đòi hỏi phải có chính sách hợp lý trong việc nâng cao tinh thần của cán bộ tín dụng có như vậy quá trình giám sát khách hàng mới được thực hiện một cách triệt để.
Việc giám sát có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm tra về khả năng chi trả thanh toán của doanh nghiệp , để từ đó ngân hàng có những giải pháp kịp thời ứng phó trước khi có rũi ro xảy ra.
3. Qúa trình thu nợ.
Qúa trình thu nợ và thanh lý nợ là khâu quan trọng nhất có tính chất quyết định tới sự tồn tại của ngân hàng. Trên cơ sở chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngân hàng nên chia nhỏ kỳ hạn cho vay. Trong mổi thời kỳ người cán bộ tín dụng phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp sử lý nợ một cách linh hoạt, kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước thời hạn nếu thấy các khoản nợ có nhiều vấn đề, có nhiều khả năng dẩn đến nhiều tổn thất cho ngân hàng. Hoặc ngân hàng phải áp dụng những định chế tài chính buộc doanh nghiệp thanh toán nợ đúng hạn.