Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đồng 0,094
5 0,147 0,1
0,052
5 -0,047
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001.
Kết quả cho thấy năm 1999, số vòng quay của vốn lưu động là 10,58 vòng. So với năm 1999, năm 2000 số vòng quay là 6,81 giảm 3,77 vòng nên thời gian một vòng quay tăng 18,86 ngày và hệ số đảm nhiệm của một đồng vốn lưu động tăng 0,525 . Năm 2001, số vòng quay là 9,81 tăng thêm 3 vòng so với năm 2000 và giảm 0,67 vòng so với năm 1999, thời gian một vòng so với năm 2000 nhưng vẫn kém năm 1999 và hệ số đảm nhiệm một đồng vốn lưu động giảm so với năm 2000 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2001 tốt hơn năm 2000 nhưng vẫn kém năm 1999. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 nhỏ hơn năm 2000. Nguyên nhân là mặc dù số vòng quay của năm 2001 cao nhưng do tổng chi phí quá cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn và làm giảm sức sinh lợi.
Thời gian 1 vòng luân chuyển của năm 1999 là 34 ngày tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 34 ngày, năm 2000 là 52,86 ngày tức là tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 52,86 ngày. Còn của năm 2001 là 36,69
ngày giảm 16,17 ngày so với năm 2000 cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm 2001 nhanh hơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn Công ty cần đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hoá, cần tổ chức công tác thanh quyết toán một cách tốt hơn, giảm chi phí để thu được mức sinh lợi cao hơn.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty qua các năm tăng lên chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là rất có hiệu quả. Vì việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm giảm thời gian của một vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn, tăng doanh số từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận. Vì xuất phát từ công thức:
Tổng doanh thu thuần = VLĐbq*Hệ số luân chuyển.
Ta thấy vốn lưu động của Công ty tăng không đáng kể, nếu hệ số luân chuyển tăng sẽ tăng được tổng số doanh thu thuần. Vậy, việc tăng hệ số luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và là một trong những biện pháp cho Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thay đổi do ảnh hưởng của các nhân tố: Số ngày một ngày luân chuyển năm 2001 so với năm 2000 là 16,17 ngày.
+ Do số vốn lưu động bình quân thay đổi:
Thời gian một vòng luân chuyển = Thời gian kỳ phân tích Số vòng luân chuyển
= Thời gian kỳ phân tích*VLĐbq Tổng doanh thu thuần
Ảnh hưởng của số vốn lưu động bình quân đến số ngày là:
Tổng cộng: 17,95 + (-34,14) = -16,19 (ngày)
Như vậy, do số vốn lưu động tăng đã làm tăng thời gian 1 vòng luân chuyển thêm 17,95 ngày. Tuy nhiên, do số doanh thu thuần tăng đã làm giảm thời gian 1 vòng luân chuyển là 34,14 ngày. Việc tăng tốc độ luân chuyển do tăng doanh thu thuần đã giúp Công ty trong những năm qua tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể.
Cụ thể, số vốn lưu động tiết kiệm được của Công ty trong năm 2000 là:
Trong đó: B là số vốn lưu động tiết kiêm được Kkh: Số vòng quay kỳ kế hoạch Kbc: Số vòng quay kỳ báo cáo
Obqkh: Số dư bình quân kỳ kế hoạch. 360*14,2 - 360*10,6 = 17,95 (ngày) 72,197 72,197 360*14,2 - 360*14,2 = -34,14 (ngày) 139,41 72,197 B = Kkh - Kbc * Obqkh Kbc B2000 = 6,81-10,58 *10,6 = -3,777 (tỷ) 10,58 B2001 = 9,81-6,81 *14,2 = 6,255 (tỷ) 6,81
Qua phân tích trên thấy cho việc sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Đại lý Ford Hà Nội là khá hiệu quả. Việc tăng được tốc độ luân chuyển đã giúp Công ty giảm bớt sự căng thẳng về vốn, tăng doanh thu và tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể dùng vào hoạt động kinh doanh.