THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHO CNNT Ở NƯỚC TA (Trang 25 - 29)

1. Thực trạng kinh tế nông thôn.

- Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân hàng năm 4,7%, đây là tốc độ cao và tương đối liên tục nhưng do khởi điểm thấp nên giá trị tuyệt đối tăng chưa cao.

- Năng suất đất đai, năng suất lao động còn thấp do dân số vẫn giữ tỷ lệ cao trong nông thôn.

- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế còn chậm: trồng trọt chiếm 75 giá trị nông nghiệp, lương thực chiếm 75% giá trị trồng trọt, chăn nuôn chưa là ngành sản xuất chính, nghề rừng và nuôi trồng thuỷ sản tỷ trọng nhỏ bé.

- Phát triển ngành nghề công nghiệp và dịch vụ nông thôn gặp nhiều khó khăn: nghề cổ truyền trong kinh tế nông thôn với số lượng nhỏ bé, hàng hoá nông thôn còn thấp chưa có các nhân tố kích thích.

- Kinh tế nông thôn phát triển dựa nhiều vàotài nguyên và sức lao động chưa có sự chiếm lĩnh của khoa học công nghệ.

- Lực lượng lao động nông thôn dồi dào, sẵn sàng cung cấp cho công nghiệp nông thôn.

2. Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam - đánh giá tổng quát

- Công nghiệp nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực thực sự, sự quản lý xơ cứng gò bó trước đây đã được xoá bỏ về cơ bản những chủ trương, chính sách hoá đời sống kinh tế đã dần dần thấm vào mỗi người dân, cơ cấu vốn đầu tư ở nông thôn đã chuyển theo hướng giành cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhiều hơn.

- Cơ cấu công nghiệp nông thôn đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong những điều kiện mới. Sự thay đổi rõ nhất là trong cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn tăng lên một cách nhanh chóng trong khi các hợp tác xã và kinh tế Nhà nước, giảm đi rõ rệt. Ngành nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

nhanh chủ yếu phục vụ trực tiếp đời sống tại chỗ, khai thác nguồn lực tại chỗ (kể cả truyền thống sản xuất, tay nghề và kỹ năng kinh doanh của người lao động) hoặc có quan hệ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có thị trường tương đối ổn định, như chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, chế biến gỗ và lâm sản, dệt may...

- Nhiều ngành nghề, sản phẩm truyền thống từng bị mai một đã dần dần được khôi phục lại do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, của thị trường trong nước và quốc tế.

* Tuy nhiên, hiện nay công nghiệp nông thôn đang đứng trước những khó khăn:

- Kinh tế nông thôn thu nhập thấp, kém phát triển, cây lúa chiếm tỷ lệ tuyệt đối, sức mua còn yếu.

- Công nghiệp nông thôn rất nhỏ bé, chiếm 2% lao động ở nông thôn, giá trị xấp xỉ 7% giá trị sản lượng nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Trình độ kỹ thuật của công nghiệp nông thôn còn thấp cả về sản phẩm, thiết bị lẫn công nghệ.

- Công nghiệp nông thôn phát triển không đồng đều.

- Thị trường nông thôn chậm phát triển với cơ cấu manh mun, phân tán, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá thấp.

- Kinh nghiệm người nông dân trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế, chưa dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn kinh doanh, đầu tư.

- Điều kiện cơ sở vật chất xã hội cho kinh doanh chưa được chú trọng. - Cơ chế quản lý tập trung bao cấp vẫn tồn tại ở nông thôn.

- Trình độ sản xuất không đồng đều, có sự khác nhau giữa các vùng, các ngành.

3. Khía cạnh công nghệ - công nghiệp trong công nghiệp nông thôn Việt Nam. Việt Nam.

* Công nghiệp nông thôn Việt Nam còn quá nhỏ bé, trang thiết bị đơn giản, công nghệ lạc hậu, lãng phí nguyên liệu, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao công nghệ của công nghiệp nông thôn được thể hiện ở ba mặt chính.

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp nông thôn đang ở mức thấp: các thiết bị chuyển giao bị thải loại của công nghiệp quốc doanh, công nghiệp đô thị.

- Yếu tố an toàn lao động, bảo vệ môi trường thường ít chú ý trong công nghệ và thiết bị chuyển giao cho khu vực nông thôn: chất thải công nghiệp, ô nhiễm ồn, nóng, bụi.

- Hiệu quả và trình độ sử dụng thiết bị của công nghiệp nông thôn còn thấp. * Bên cạnh đó, việc đổi mới và chuyển giao công nghệ và thiết bị trong công nghiệp nông thôn gặp phải một số hạn chế:

- Đội ngũ thanh niên nông thôn kém về tay nghề, thiếu năng lực quản lý, vận hành doanh nghiệp theo tình hình mới.

- Yếu kém công nghệ ở nông thôn vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của tình trạng nghèo nàn ở nông thôn.

- Thiếu vốn dẫn đến khó đầu tư, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động. - Cơ sở hạ tầng ở nông thôn kém phát triển, đồng bộ, không thích hợp với trang bị các công nghệ hiện đại, đắt tiền.

4. Doanh nghiệp - dịch vụ trong công nghiệp nông thôn Việt Nam

* Doanh nghiệp trong công nghiệp nông thôn. - Quy mô sản xuất.

- Trình độ cơ khí hoá.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Dịch vụ trong công nghiệp nông thôn được hình thành bởi các loại sau: - Dịch vụ về vốn ở nông thôn.

- Dịch vụ cơ khí.

- Dịch vụ thương nghiệp.

Trong ba loại dịch vụ trên thì dịch vụ về vốn đối với công nghiệp nông thôn là quan trọng nhất nhưng lại gặp không ít khó khăn: thiếu vốn, mạng lưới tín dụng nông thôn chưa phát triển, tín dụng ngoài quốc doanh nông thôn chưa nhiều, cơ sở vật chất hệ thống tín dụng nông thôn thô sơ, nghèo nàn, trình độ cán bộ thấp...

5. Kết cấu hạ tầng trong công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam.

* Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.

- Kết quả của xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. - Mật độ đường thấp kém chất lượng.

- Công nghệ làm mặt đường thô sơ đơn giản, chủ yếu là dân tự làm. * Xây dựng mạng lưới điện:

- Kết quả của xây dựng mạng lưới điện.

- Sự phát triển chưa đồng bộ của các ngành hạ tầng cơ sở nông thôn. * Phát triển mạng lưới giáo dục y tế nông thôn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHO CNNT Ở NƯỚC TA (Trang 25 - 29)

w