Trang chủ Gateway Catologue sản phẩm
Hỗ trợ kỹ thuật Thông tin nội bộ Từ điển
Phòng đọc Tạp chí Gateway
Nguồn: Thương mại điên tử, Chủ biên TS.Nguyễn Ngọc Hiến, NXB Lao động
1.3.2. Ứng dụng TMĐT ở Việt Nam.
Trên thực tế, TMĐT là phương thức kinh doanh mới (chưa đầy đủ và hoàn thiện theo đúng nghĩa) ngay cả đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…Ở Việt Nam, khái niệm TMĐT cũng chỉ mới được đề cập và triển khai ứng dụng trong một vài năm trở lại đây. Riêng đối với khối doanh nghiệp, nhận thức về TMĐT cũng mới ở bước sơ khởi. Hiện nay, nước ta có khoảng
hơn 6000 doanh nghiệp Nhà nước và 38000 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, số doanh nghiệp ứng dụng CNTT, tham gia TMĐT chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo số liệu tổng hợp từ 3 công ty (VASC, VDC, FPT) có 1241 doanh nghiệp trong cả nước đủ mọi thành phần mới chỉ ứng dụng TMĐT ở cấp độ sơ đẳng nhất đó là việc thuê hoặc nhờ đặt trang Web của mỡnh lờn serve của cỏc nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) này nhằm mục đớch giới thiệu thụng tin tiếp thị lờn Internet. Nhỡn chung, số lượng khách truy nhập vào các trang Web này là không đỏng kể vỡ số trang Web của mỗi doanh nghiệp ớt, “khụ cứng” (hầu như không cập nhật). Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá không cao hiệu quả tiếp thị trên Internet hoặc do TMĐT đem lại. Vỡ vậy, họ đầu tư vào xõy dựng Website giới thiệu thụng tin về mỡnh như chỉ như một sự thăm dũ, chỉ cú một số ớt cỏc doanh nghiệp tạo ra được hiệu quả kinh tế từ khi tham gia Internet. Trong số đó tiêu biểu là dịch vụ bán hàng qua mạng của Tiền phong_VDC. Với giao diện bắt mắt, cửa hàng “ảo” bán sách và đồ lưu niệm của VDC thực sự thu hút nhiều lượt khách hàng truy cập. Trang Web này cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm như sách (gồm có sách thiếu nhi, giáo khoa, khoa học…) và các loại bưu thiếp, quà lưu niệm kèm theo đó là thông tin chi tiết về sản phẩm như số trang, giỏ cả…cũn cú thờm cả những thụng tin về khuyến mói để thu hút khách hàng. Ngoài ra, việc thanh toán cũng khá thuận tiện khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc, thẻ tín dụng…khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) có thể đặt hàng trực tuyến qua mạng bằng việc cung cập thông tin về tên, địa chỉ, phương thức thanh toán và mặt hàng mà minh chọn.
Tuy đây chỉ là một lĩnh vực hoạt động nhỏ của VDC nhưng cũng có thể coi đây như là một ví dụ tham khảo cho các doanh nghiệp chuẩn bị kinh doanh bằng TMĐT.
Đối với việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ, nhỡn chung cỏc doanh nghiệp thủ cụng mỹ nghệ mới chỉ ứng dụng TMĐT ở cấp độ ban đầu và cũn mang tớnh chất thăm dũ thử nghiệm. Tiờu
biểu chỉ cú hai doanh nghiệp đó là Công ty XNK mỹ nghệ Thăng Long và Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng (Hamico), trên cơ sở nhận thức được hiệu quả công tác marketing trên mạng Internet, họ đó xõy dựng Website riờng nhằm quảng bỏ về doanh nghiệp và sản phẩm. Tuy nhiờn, Website của hai doanh nghiệp núi trờn thường “tĩnh”, “khô cứng” và “đơn điệu”, chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, chưa có chức năng liên kết dữ liệu, trao đổi thông tin hai chiều trực tuyến giữa doanh nghiệp và đối tác, hầu như chưa cú catologue trực tuyến, thụng tin cũn nghốo nàn (do khụng được cập nhật thường xuyên). Đây cũng là mặt hạn chế của doanh nghiệp bởi đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp hầu như chưa đủ trỡnh độ để cập nhật thông tin vào Website sẵn có hoặc đưa thêm các sản phẩm mới vào catologue trực tuyến. Đồng thời, do suy nghĩ “xây dựng Website chỉ cần đầu tư lúc đầu” nên hai doanh nghiệp thường không mấy lưu tâm đến việc đầu tư nõng cấp Website trong quỏ trỡnh vận hành nú.
Đặc biệt, vừa qua Phũng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với sự tham gia của công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), công ty phát triển phần mềm (PT), ngân hàng công thương Việt Nam (ICB) đó chớnh thức khai trương sàn giao dịch TMĐT Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, Vnemart sẽ đi vào hoạt động với sự tham gia của 27 doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam với gần 2000 mặt hàng kinh doanh trên mạng. Vnemart đó đưa vào chức năng “rổ hàng” (tương dương với “xe mua hàng”) tại các trang giao dịch và giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp song cấp độ này cũng chưa được hoàn thiện theo đúng chức năng của việc ứng dụng TMĐT. Tức là chưa phải hoàn toàn là “giao dịch trực tuyến” mà là “giao dịch bán trực tuyến”. Điều đó, có nghĩa là tất cả các công đoạn từ khi khách hàng xuất hiện nhu cầu, thoả thuận với doanh nghiệp về các điều khoản giao nhận, thanh toán…được thực hiện trực tuyến song với các công đoạn tiếp theo như: ký kết hợp đồng, chuyển hàng…vẫn phải thực hiện theo phương thức thương mại truyền thồng.