Kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Chiến lược sản xuất quốc tế của Công ty PANASONIC (Trang 37)

VI. Nguồn lực sản xuất

i) Kết quả tích cực

- Và thực sự cách quản lý này đã phát huy tác dụng khi công cụ máy tính giúp giảm thiểu các sai sót về dự báo xuống còn 15%, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thêm một con số đáng kinh ngạc 70-72% đạt mức kỉ lục 93-95% hiệu suất. Công ty dần trở nên linh hoạt hơn, thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu khách hàng có thể chỉ trong vòng 1 tuần (thay vì 6-8 tuần như trước đây). Ứng dụng tối đa phương pháp JIT, trong khoảng thời gian nhu cầu thị trường tăng gấp 3 lần,

Matsushita đã thực sự tận dụng tốt khi tăng gấp 5 lần doanh số bán hàng và chiếm thêm 12% thị phần, duy trì tốt với “miếng bánh” 40%.

- Càng rõ hơn khi Matsushita giới thiệu hệ thống đặt hàng điện tử, người tiêu dùng như được tạo thêm cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm từ nhà sản xuất. Với một đơn hàng, bất kể là cá nhân hay khách hàng công nghiệp, sản phẩm sẽ được giao tận tay chỉ trong 3-5 ngày thay vì 2-3 tuần như trước kia.

ii) Thách thức đang chờ đợi

- Mặc dù thế, tập đoàn điện tử này cũngo phải đối mặt với không ít thách thức. Đi theo xu hướng chuẩn hoá sản phẩm trong khi một số chính sách ở các quốc gia đặt

nhà máy lại khuyến khích theo hướng thích ứng nội địa nhằm tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp hỗ trợ của nước sở tại.

- Một khó khăn khác nữa xảy ra khi các nhà cung cấp chưa quen với việc tiếp cận và trao đổi dữ liệu bằng hệ thống công nghệ cao cũng như chi phí trang trải cho các khoản đầu tư về mặt quản lý này là rất lớn. Như đã trình bày, Panasonic luôn chọn một phần mềm cung ứng để hiện thực hoá các giải pháp ứng dụng của mình. Và như một lẽ dĩ nhiên, đây cũng là những nhà cung cấp thuê ngoài quen thuộc cho Panasonic. Matsushita đầu tư 140.000.000.000 ¥ trong ba năm tới để nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính công nghệ thông tin của mình. Công ty sẽ tập trung vào mua sắm dựa trên Internet và quản lý chuỗi cung ứng trong các thiết bị và linh kiện cũng như các sản phẩm tiêu dùng để rút ngắn quá trình từ thu mua và sản xuất để bán hàng và phân phối.

Nguồn tài liệu từ sách

Th.s Quách Thị Bửu Châu (2007), Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê

Th.s Quách Thị Bửu Châu(2007),Kinh doanh toàn cầu ngày nay,NXB Lao Động-Xã Hội. Th.s Quách thị Bửu Châu ,Slide bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế II

TS Nguyễn Văn Sơn,Silde bài giảng quản trị chiến lược kinh doanh

Panasonic corporation, anual report 2004,2005,2006, 2007,2008,2009 , www.panasonic.net

Oliver Gassmann và Maximilian von Zedtwitz , New concepts and trends in international R&D organization

Nguồn tài liệu từ internet

http://www.panasonic.net/ir/annual/

Tin tức hoạt động hàng năm của Panasonic: http://www.panasonic.com/

http://www.panasonic.com.vn/web/aboutpanasonic/news http://panasonic.net/news/

Triết lý kinh doanh:

http://www.panasonic.com.vn/web/aboutpanasonic/corporateprofile/ managementphilosophy

Địa điểm sản xuất:

http://industrial.panasonic.com/index/manufacturingsites/ manufacturingsites/japan.html

Một phần của tài liệu Chiến lược sản xuất quốc tế của Công ty PANASONIC (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w