VẤN ĐỀ 2: PHÁT TRIỂN NÔNGNGHIỆP

Một phần của tài liệu On thi dai học (Trang 31)

Câu 1: Nêu vai trò của vốn đất. Hiện trạng vốn đất và xu thế biến động của vốn đất nước ta hiện nay trong sự nghiệp CN hoá, hđại hoá.

* Vai trò vốn đất:

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có gì thay thế được: Muốn sản xuất ra năng lượng điện nếu như không có than đá, dầu mỏ thì có thể thay bằng sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời; còn nếu như muốn sản xuất ra LTTP thì chỉ có một cách duy nhất là dựa vào đất.

- Đất đai là nơi cư trú của con người, sản sinh ra các của cải vật chất nuôi sống con người cho nên đất và người luôn luôn quan hệ mật thiết với nhau không thể thiếu nhau được.

- Đất là địa bàn để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội như nhà máy, xí nghiệp, cầu đường... để phục vụ cho đời sống con người và phát triển kinh tế, xã hội (đất chuyên dùng).

- Đất đai đã từ ngàn xưa được coi là một trong những mục tiêu phải được bảo vệ hàng đầu trong bất kỳ cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đó là quyền bất khả xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ cả nước.

* Hiện trạng vốn đất:

- Đất tự nhiện: như đã biết S đất tự nhiên của nước ta là 330991 km2 ≈ 33,1 tr ha đó là tổng vốn đất của cả nước. Tính đến năm 90 bình quân đất tự nhiên trên đầu người ở nước ta khoảng 0,5 ha/người chỉ bằng 1⁄6 của cả TG chứng tỏ vốn đất của nước ta rất ít. Mặt khác trong S đất tự nhiên bình quân trên đầu người thì ẵ S này là núi đá, sông suối... cho nên thực chất S đất đai bình quân trên đầu người được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội chỉ khoảng 0,25 ha...

- Đất N2 ở cả nước chỉ có khoảng 10 tr ha (kể cả tiềm năng). Nhưng hiện nay ta đã khai thác được trên 7 tr ha. Đất N2 còn lại thì phân bố phân tán rất khó khai thác hoặc không thể khai thác được. Trong khi đó dân số mỗi ngày một tăng nhanh nên bình quân đất N2 trên đầu người ở nước ta rất thấp đạt 0,1 ha/người (1990) và giảm xuống còn 0,0892 ha/người (1993). S này ngày càng giảm nữa cùng với sự gia tăng dân số...

- Đất lâm nghiệp có gần 20 tr ha nhưng đất lâm nghiệp có rừng hiện nay chỉ khoảng hơn 9 tr ha còn lại là đất trống, đồi trọc và đang có xu thế thoái hoá nhanh.

- Đất chuyên dùng và đất thổ cư vẫn còn rất ít vì trình độ phát triển CN xây dựng nhà ở tại nước ta chưa cao nên chưa có nhu cầu lớn về đất đai xây dựng.

- Đất hoang hoá ở nước ta đang chiếm S lớn là kết quả của quá trình khai thác và sử dụng rất bừa bãi.

Hiện trạng, cơ cấu sử dụng vốn đất ở nước ta từ 1980 – 1992 thể hiện qua bảng số liệu sau (%):

1980 1992

1) Đất N2 20,8 22,2

2) Đất lâm nghiệp 35,8 30,0 3) Đất chuyên dùng 4,3 5,6 4) Đất hoang hoá 39,1 42,2 Qua bảng số liệu ta thấy:

+ Đất N2 ở nước ta rất ít và lại tăng lên rất chậm chứng tỏ đất N2 đã được khai thác và sử dụng gần hết.

+ Đất lâm nghiệp chiếm S lớn nhưng đang có xu thế giảm dần chứng tỏ tài nguyên rừng ở nước ta đang suy thoái, cạn kiệt nhanh.

+ Đ0ất chuyên dùng, đất thổ cư chiếm tỉ lệ rất thấp và tăng lên rất chậm chứng tỏ nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm không có nhu cầu lớn về đất để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội.

+ Đất hoang hoá chiếm tỉ lệ lớn và đang tăng nhanh chứng tỏ tài nguyên, môi trường nước ta đang cạn kiệt và suy thoái nhanh... Đó là hiện trạng vốn đất ở nước ta.

* Xu thế biến động vốn đất

- Nếu gia tăng dân số và phát triển kinh tế, xã hội tuân theo quy hoạch của Nhà nước thì đất N2, đất lâm nghiệp tiếp tục có thể mở rộng thêm và tiến tới ổn định. Đất chuyên dùng, đất thổ cư chắc chắn phải tăng nhanh nhưng gắn chặt với quá trình CN hoá và đô thị hoá của Đ và N2. Còn đất hoang tất yếu phải giảm dần do quá trình khai thác, sử dụng đất hợp lý.

- Nếu gia tăng dân số và đô thị hoá bừa bãi thì đất N2, lâm nghiệp sẽ thu hẹp nhanh còn đất chuyên dùng, thổ cư, đất hoang mở rộng nhanh → môi trường suy thoái và ô nhiễm nặng.

Câu 3: Nêu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo vùng ở nước ta hiện nay.

* Đất N2 ở nước ta ngày nay được sử dụng theo những hướng chính sau đây:

- Đất N2 ở nước ta trước hết được sử dụng để trồng các loại LTTP như lúa, hoa màu và các loại cây rau.

- Đất N2 được sử dụng để trồng các loại cây CN dài ngày như cà phê, cao su, mía, lạc...

- Đất N2 được sử dụng để trồng cỏ, thả cỏ tự nhiên, để chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các loại gia súc khác.

- Đất N2 là S các mặt ao hồ, cửa sông, đầm, phá dùng để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

Ngoài 4 hướng chính nêu trên đất N2 còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác như làm nhà ở, xây dựng công viên...

* Hiện trạng sử dụng đất N2 theo vùng - Hiện trạng sử dụng đất ở các vùng đồng =: + Sử dụng đất ở ĐBSH:

• ĐBSH có S đất tự nhiên rộng 1,3 tr ha trong đó đất N2 chiếm 54% mà chủ yếu là đất phù sa ngọt ven sông Hồng, sông TBình rất màu mỡ. Đất hoang hoá còn khá lớn còn tới 45 vạn ha trong đó có khoảng 1 vạn ha để nuôi trồng thuỷ sản rất tốt.

• ở ĐBSH thì dân số đông mà đất N2rất ít nên bình quân đất N2 trên đầu người rất thấp chỉ khoảng 1,06 ha/người (1990). S này ngày càng giảm dần cùng với tốc độ gia tăng dân số vẫn còn nhanh.

• Vì ĐBSH là vùng đất hẹp người đông lại có lịch sử khai thác lâu đời nên trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ ở vùng này rất cao cho nên đất N2 trong vùng được sử dụng rất triệt để với 2 vụ lúa chính, 1 vụ hoá màu và 1 vụ rau mùa đông. Vì vậy hệ số sử dụng đất trong vùng khá cao có thể đạt ≥ 3.

• Để sử dụng hợp lý đất N2 ở ĐBSH cần phải tiếp tục đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, đẩy mạnh xen canh gối vụ, cải tạo đất. Phải sử dụng đất N2 thật tiết kiệm, phải đầu tư cải tạo đất có S mặt nước, mặt lợ để đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, chống ô nhiễm đất và nước.

+ Sử dụng đất N2 ở ĐBSCL:

• ĐBSCL có S đất tự nhiên rộng gần 4 tr ha trong đó chủ yếu là đất phù sa. Có khoảng hơn 1 tr ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sồng Hậu; gần 1 tr ha đất phù sa ngập mặn ven biển và gần 1 tr ha đất nhiễm phèn. Đặc biệt có giải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu rất tốt là địa bàn chính để sản xuất LTTP hiện nay ở trong vùng.

• S đất tự nhiên trong vùng khá lớn chiếm khoảng 63,5% S đất tự nhiên (2,83tr ha). Nhưng đất hoang trong vùng còn rất lớn chiếm khoảng 93 vạn ha trong đó có khoảng 0,5 tr ha là S mặt nước, mặt lợ rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản.

• ĐBSCL hiện vẫn là vùng thưa dân lại mới được khai thác có 300 năm nay nên trình độ thâm canh của vùng này chưa cao chủ yếu đất đai mới được sử dụng cấy lúa 1 vụ cho nên hệ số sử dụng đất trong vùng thấp chỉ đạt khoảng 1,35. Mặt khác bình quân đất N2 trên đầu người trong vùng còn rất cao là 0,18 ha (gấp 3 lần ĐBSH) cho nên hiện nay vấn đề đầu tư thâm canh tăng năng suất ở vùng này được coi là vấn đề cấp bách để tăng sản lượng lương thực ở vùng này.

• Để sử dụng đất N2 hợp lý ở ĐBSCL cần phải tiếp tục đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất, đầu tư đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản và ngăn chặn việc khai thác rừng ngập mặn bừa bãi gây đảo lộn sinh thái, suy thoái môi trường.

+ Sử dụng đất ở đồng = Duyên hải miền Trung:

• ĐBDHMT là những dải đất nhỏ hẹp nằm sát ven biển gần như liền một dải kéo dài từ THoá đến BThuận đó chính là các đồng = Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Nam Ngãi Định và PYên, KHoà với tổng S đất tự nhiên gần 1,5 tr ha nhưng S đất N2 thì rất ít chỉ chiếm khoảng 13,2%. Đồng thời đồng = này nằm trên địa hình dốc nghiêng dần từ Đông Trường Sơn ra biển vì vậy đất đai đã bị sói mòn, rửa trôI, bạc màu.

• ĐBDHMT là vùng đông dân lại có bản chất cần cù năng động nhiều kinh nghiệm chống trọi với thiên tai nên đất N2 trong vùng đã được sử dụng khá triệt để. Biểu hiện là những vùng có khả năng chủ động tưới và tiêu được ưu tiên trồng lúa để giải quyết lương thực tại chỗ; những vùng đất cao

thoát nước ở đồng = thì được sử dụng để trồng các loại cây CN ngắn ngày vào mùa khô như lạc, mía; vùng rìa đồng = tiếp giáp với trung du, miền núi thì sử dụng để trồng các cây CN dài ngày như chè, cà phê, cao su... và để chăn nuôi trâu, bò. Còn dải đất ven biển trên đó có khoảng 160 ngàn ha đầm, phá, cửa sông nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai đang từng bước được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

• Để sử dụng hợp lý đất N2 ở ĐBDHMT cần phải trồng rừng dọc Trường Sơn Đông để chống gió Lào, trồng rừng dọc ven biển để chống cát bay, cát lấn và những cồn cát di động.

• Mặt khác tiếp tục nâng cao trình độ thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng xác lập cơ cấu mùa vụ sao cho thật phù hợp với những đặc điểm tự nhiên sinh thái của mỗi vùng và cũng phải từng bước đầu tư để đẩy mạnh sử dụng đầm, phá ven biển nuôi trồng thuỷ sản.

- Hiện trạng sử dụng đất N2 ở miền núi, trung du.

+ Trung du, miền núi nước ta có S đất tự nhiên rộng tới ắ S cả nước nhưng đất N2 rất ít lại phân bố trên những địa hình dốc nên rất khó khai thác, khó làm đất,làm thuỷ lợi mà lại dễ bị sói mòn, rửa trôi, bạc màu. Đồng thời đất N2 ở trung du, miền núi chủ yếu là đất đỏ bazan, đất đỏ đá vôi, feralit đỏ vàng có tầng phong hoá dầy, rất giầu hàm lượng Fe, Al, Mg.

+ Nhìn chung đất N2 ở trung du, miền núi chỉ thích hợp với các cây CN dài ngày như chè, cao su..nhưng nhiều năm qua do thiếu lương thực nên phần lớn đất trung du miền núi đã được sử dụng để trồng các cây hoa màu lương thực như ngô, khoai, sắn dấn đến đất đai bị sói mòn, rửa trôi thoái hoá nhanh biến thành đất trống đồi trọc.

+ Nhiều năm qua do tích luỹ được những kinh nghiệm sử dụng đất trung du miền núi nên ta đã xác leập được một cơ cấu cây trồng khá phù hợp với những đặc điểm tự nhiên sinh thái của từng vùng mà cụ thể là:

• Đối với trung du miền núi phía Bắc là chè búp, sơn, hồi, mía, lạc, thuốc lá...

• Đối với Tây Nguyên có cơ cấu cây trồng hợp lý là cà phê, cao su, chè búp, dâu tằm. • Đối với ĐNBộ cao su, cà phê, mía, lạc, thuốc lá...

+ Để sử dụng đất N2 hợp lý ở trung du, miền núi cần phải đẩy mạnh khai hoang mở rộng thêm S đất N2 kết hợp với trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, hình thành các vùng chuyên canh cây CN lâu năm. Phải thực hiện chính sách giao đất, giao rừng tạo cho đất có chủ và đối lưu nông sản giữa miền núi và đồng = để ổn định lương thực cho người trồng cây CN. Ngăn chặn mọi hình thức khai thác đất rừng bừa bãi chống du canh, du cư.

Câu 5: Nêu vai trò của sản xuất Lương thực thực phẩm và trình bày hiện trạng sản xuất lương thực thực phẩm ở nước ta từ năm 1976 đến 1996. (Nêu vai trò và những thành tựu đạt được trong sản xuất Lương thực, thực phẩm ở nước ta trong vòng 20 năm qua.

*Vai trò:

- Sản xuất lương thực, thực phẩm là để đáp ứng cho nhu cầu của con người ngày càng tăng dần. Vì vậy, việc phát triển lương thực, thực phẩm ở nước ta hiện nay được coi là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm, gọi là chương trình lương thực, thực phẩm vì nước ta sản xuất lương thực thực phẩm còn rất bấp bênh do bị thiên tai đe doạ và nạn đói hoành hành. Dự tính sau năm 2000 nước ta phải có sản lượng lương thực gấp rưỡi hoặc gấp đôi hiện nay mới đáp ứng đủ cho nhu cầu. Cho nên, vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm là vấn đề quốc sách hiện nay.

- Sản xuất lương thực, thực phẩm là để tăng thêm nguồn dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, mà hiện nay còn đạt mức rất thấp, trung bình mới đạt 2000 kalo/1người/1ngày. Cần phải nâng lên 2300-2500/người/1 ngày mới đủ năng lượng để làm việc và từng bước góp phần nâng cao tầm vóc cho người Việt Nam.

- Phát triển lương thực, thực phẩm để tạo ra nguồn nguyên liệu để thúc đẩy công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm phát triển.

- Là để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị điển hình là xuất khẩu gạo.

- Phát triển lương thực, thực phẩm cũng là để góp phần dự trữ quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia và cũng để góp phần giaỉ quyết nạn đói trên toàn thế giới.

* Hiện trạng (t tựu): từ 76 đến 96 - Hiện trạng sản xuất lương thực:

+ Diện tích trồng lương thực ở nước ta ngày càng tiếp tục mở rộng thêm, tăng từ 6 triệu ha (1976) lên 7,2 triệu ha (1996) nhờ vào quá trình khai hoang ở miền núi, trung du và quai đê lấn biển ở các vùng đồng bằng ven biển.

+ Cơ cấu lương thực ở nước ta khá đa dạng: có nhiều loại lúa chất lượng cao, nhiều loại hoa màu, lương thực như ngô, sán, khoai, cao lương...

+ Trình độ thâm canh lương thực ở nước ta ngày càng cao dần, trước hết thể hiện ở sự chuyển đổi mùa, vụ, cơ cấu mùa vụ ngày càng hợp lý. Trước đây, vụ Đông Xuân chưa được coi là mùa chính vì chưa giải quyết được nước tưới vào mùa khô, nhưng hiện nay lúa đông xuân được coi là vụ chính có diện tích 2,2 triệu ha. Lúa Hè Thu được đem trồng đại trà ở các nước, còn lúa mùa thì phần lớn diện tích được chuyển sang làm lúa hè vụ.

+ Cũng nhờ trình độ thâm canh lương thực ngày càng cao, thể hiện ở trình độ lai tạo các giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao như : IR8, CR203 dẫn đến năng suất lúa trung bình cả nước hiện nay đã vượt 34 tạ/ha, đã có nhiều tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên... đã đạt mức lúa trung bình trên 5 tấn/ha. Đã xuất hiện nhiều huyện, nhiều cánh đồng đã đạt năng suất lúa trung bình từ 7 đến 10 tấn/ha.

+ Nhờ năng suất lúa ngày càng cao như vậy dẫn đến sản lượng lương thực quy thóc cả nước cũng cao, dần đạt 30 triệu tấn (1996) trong đó có 27 triệu tấn là lúa.

+ Nhờ sản lượng lương thực cao như thế, cho nên bình quân lương thực đầu người ở cả nước cũng cao dần, và hiện nay đã đạt 350 kg/người/năm. Trong đó có 330 kg là thóc. Đặc biệt, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt sản lượng lúa trung bình trên đầu người là 701,3 kg/người/năm.

+ Do sản xuất lương thực ngày càng tiến bộ như vậy nên hiện nay cả nước đã hình thành 2 vùng chuyên canhlương thực quy mô lớn nhất cả nước đó là ĐBSH, ĐBSCL. Trong đó ĐBSCL được coi là vùng chuyên canh lương thực có năng suất cao, còn ĐBSH là vùng chuyên canh lương thực có chất lượng cao với tính chất hàng hoá cao.

+ Do đã đạt được thành tựu trong sản xuất lương thực, nên từ năm 1989 đến nay nước ta đã trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cùng với Hoa Kỳ, Thái Lan. Tuy vậy, việc sản

Một phần của tài liệu On thi dai học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w