PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Con người trong truyện ngắn Thạch Lam (Dưới cái nhìn thi pháp học) (Trang 40)

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trên đây, chúng tôi đã trình bày những thu nhận của mình trong quá trình tìm hiểu đề tài “Con người trong truyện ngắn Thạch Lam”. Quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam được thể hiện qua các nhân vật trong truyện ngắn nhìn chung là thống nhất với quan niệm nghệ thuật về con người được nhà văn phát biểu một cách trực tiếp và tự giác trong tiểu luận Theo dòng. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam thể hiện trong truyện ngắn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.

Về phương diện nội dung, chúng tôi đi vào tìm hiểu hình tượng con người được thể hiện trong truyện ngắn Thạch Lam: Đó là con người nhọc nhằn mà thanh cao, con người như một cá nhân riêng biệt và con người như một phức thể. Về phương diện nghệ thuật chúng tôi đi tìm hiểu sự thể hiện con người trong truyện ngắn Thạch Lam thông qua việc khảo sát nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của nhà văn. Tuy nhiên sự phân biệt này hoàn toàn chỉ mang tính tương đối để tiện theo dõi còn trên thực tế chúng xuyên thấm vào nhau. Nhà văn trình bày cách hiểu, cách quan niệm và lí giải của mình về con người thông qua việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật. Đặt trong mối tương quan đối chiếu với các cây bút truyện ngắn 1930-1945 ta thấy quan niệm về con người của Thạch Lam bên cạnh những nét chung vẫn có những đặc trưng riêng. Chính nét đặc trưng này là yếu tố giúp Thạch Lam có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc.

Đề tài của chúng tôi có thể trở thành một tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sáng tác Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1. Đồng thời có thể giúp giáo viên có cái nhìn sâu sắc hơn khi giảng dạy về văn học Việt Nam 1930-1945, qua đó có thể so sánh vấn đề về con người trong truyện ngắn Thạch Lam với các tác giả khác trong chương trình.

Vì năng lực và thời gian có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Người viết mong muốn được các đồng nghiệp góp ý để cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Con người trong truyện ngắn Thạch Lam (Dưới cái nhìn thi pháp học) (Trang 40)