Giải pháp về phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội (Trang 25)

3. Phát triển bền vững :

3.2.2.Giải pháp về phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc gia nhập WTO đã đưa các doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong vai trò mở cửa, hội nhập và phát triển. Đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp trong nước, bao gồm doanh nghiệp Trung Ương trên địa bàn và doanh nghiệp địa phương. Các địa phương xây dựng chương trình phát triển và nâng cao sức cạnh tranh hội nhập cho doanh nghiệp. Tập trung phát triển một số tổng công ty lớn của nhà nước và tư nhân trên địa bàn có năng lực sản xuất cạnh tranh cao với công ty nước ngoài khi hội nhập. Phát động phong trào cổ vũ, tôn vinh tinh thần lập nghiệp kinh doanh, sáng kiến kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết kế, mẫu mã, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới. Đẩy nhanh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.

Phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu.

Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần mới để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỷ trọng

ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, đa sở hữu, tạo sức mạnh cho đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện hiệu quả luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các luật mới ban hành, thông suốt quan điển đổi mới, đảm bảo sự bình đẳng và tạo thuận lợi với mọi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chính phủ, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề chủ động xây dựng và tích cực triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho lao động phù hợp với xu hướng hội nhập.

Tiếp tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử đảm bảo thực sự bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong nước và Quốc tế. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều chủ sở hữu và hình thức công ty cổ phần. Tóm lại, tất cả những mục tiêu cũng như phương hướng phát triển của doanh nghiệp Thành phố Hà Nội nhằm đưa kinh tế của vùng đi lên phát huy cao nhất các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế . Từng bước phát triển tổng lực cả nền kinh tế Việt Nam, đưa nước ta vững bước tiến lên trên con đường Công nghiêp hóa – Hiện đại hóa; thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hậu kiểm nhằm đánh giá, điều chỉnh và bổ xung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân doanh mở rộng qui mô về vốn và lao động nhằm tạo được một số doanh nghiệp dân doanh có qui mô lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay các doanh ngiệp có nhu cầu hỗ trợ là rất lớn (trên 60%), điều đó cho thấy hiệu quả của các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa mang lại kết quả tương xứng nên cần phải thực hiện một số biện pháp để khắc phục vấn đề này như sau:

- Khẩn trương tổng kết, đánh giá nội dung, biện pháp và tổ chức thực hiện các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định những điểm tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Xây dựng đào tạo về Kỹ thuật – Công nghệ; phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế bao gồm các nội dung như: tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật; đào tạo về phát triển thiết kế sản phẩm mới; đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; đào tạo về công nghệ đại trà thông thường.

Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp phổ biến thông tin bao gồm: tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ; tư vấn trang thiết bị và lắp đạt thiết bị; cung cấp và phổ biến thông tin; kiểm tra, đo lường, kiểm định, nghiên cứu và phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội (Trang 25)