Những hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 1 Hạn chế trong công tác tín dụng của Sở giao dịch 1.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH 1NHCT VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

4.1 Hạn chế trong công tác tín dụng của Sở giao dịch 1.

a) Tình trạng thiếu thông tin tín dụng và thông tin thương mại :

Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rũi ro tới mức thấp nhất, cách đây vài năm, ngân hàng nhà nước dã thành lập trung tâm rũi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ tín dụng với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình vay nợ ... Theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin đó cho trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước. Khi ngân hàng thương mại nào có khách hàng mới thì thông qua trung tâm sẽ biết rõ về khách hàng đó. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có tình hình tài chính tồi tệ không tiếp tục cho vay đuợc ở ngân hàng quan hệ mà sang ngân hàng khác thì qua trung tâm rũi ro, ngân hàng sẽ có ngay hồ sơ của họ, như vậy sẽ tránh được rũi ro cho ngân hàng mới. tuy vậy những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét vay. thông tin của trung tâm mới mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Trong khi đó Sở giao dịch 1 lại chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về vấn đề này. Cán bộ đảm nhiệm trực tiếp liên quan đến việc thu thập và sử lý thông tin chưa

được đào tạo chuyên sâu để có thể thu thập được thông tin một cánh đầy đủ nhất có thể. Do thu thập thông tin nhiều khi không chính xác dẩn đến việc cho vay nhiều khi không đúng đối tượng, không chính xác như: Không nắm rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, khi họ thua lỗ mà vẫn cho vay, hoặc vay để trả nợ ngân hàng khác theo hình thức đảo nợ , thậm chí bị lừa đảo mà không phát hiện ra. Thông tin thương mại như tình hình giá cả, cung , cầu, biến động của thị trường nắm bắt không kịp thời, không chính xác nên không lường trước được hết các rũi ro như: Cho vay để nhập hàng nhưng hàng hoá đó khó tiêu thụ vì cầu trong nước đã bảo hoà hay một số doanh nghiệp nhập máy móc quá lạc hậu không sử dụng được, hay máy móc không đồng bộ...Như vầy trong điều kiện không nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng cũng như các thông tin khác có liên quan rũi ro xãy ra là điều khó tránh và đôi khi bỏ sót đối tượng đang có nhu cầu cần vốn thực sự.

b) Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng. Thực tế hiện nay tại Sở giao dịch 1, để thực một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp do khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo này khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án , dự án vay vốn, cán bộ thẩm định lập tờ trình thẩm định và đề nghị cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ tờ trình kèm theo hồ sơ cho lảnh đạo phòng tín dụng. khi nhận được hồ sơ, lảnh đạo tín dụng thẩm dịnh lại hò sơ và đưa ra quyết định nếu cho vay thì trình giám đốc, giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trương hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng

tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, sử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ thẩm định quá lớn và việc cho vay sẽ không thể lường hết dược rũi ro có thể xảy ra. Bởi vì một cán bộ tín dụng có trình độ cũng khó có thể am hiểu tường tận về pháp luật kinh tế xã hội. Hơn nữa khi công việc tiến hành trên cơ sở đánh giá chủ quan của một người sẽ không đầy đủ, và có thể bỏ qua khách hàng tiềm năng, dự án có tính khả thi.

c) Khách hàng chưa được mở rộng.

So với tổng số gần 200 doanh nghiêp có quan hệ tín dụng thường xuyên với SGD1 mà chỉ có hơn 10% doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thì quả là con số nhỏ bé. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp này hầu như chỉ sử dụng dịch vụ ngân hàng là chính, các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Sở chiếm con số rất khiêm tốn. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác khi muốn vay ngắn hạn laị phải sử dụng tư cách cá nhân vay cho công ty theo kiểu cầm cố giấy tờ có giá trị và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với khoản vay đó. Tất nhiên, cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gặp rủi ro cao hơn nhưng có nghĩa là không thực hiện hoặc hạn chế hình thức này vì không phải tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều rủi ro cao hơn nhưng không có nghĩa là không thực hiện hoặc không hạn chế hình thức này vì không phải mọi khoản cho vay thành phần này đều khó thu hồi. Trên nguyên tắc, chính sách này của SGD1 vẫn là đa dạng hoá các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng khi thực hiện, các cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự quan tâm đến thành phần khách hàng nay. Hơn nữa, trên nhiều phương diện, SGD1 vẫn có nhiều hướng ưu tiên các đối tượng các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh hơn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chẳng hạn, về cơ chế lãi suất, khách hàng là tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn áp dụng lãi suất cho mọi khoản vay, với mọi thời hạn, dù là dưới 3 tháng, 3-6 thàng hay trên 6 tháng, trong khi đó,

khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được vay ưu đãi hơn với các khoản vay ngắn(dưới 6 tháng)

d) Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản vay phải ra hạn.

Mặc dù tại SGD1 hiện nay, tỷ lệ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn rất thấp nhưng hầu hết các khoản vay ngắn hạn đều phải ra hạn nợ, thậm chí, còn có những khoản vay ra hạn nhiều lần. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp, vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động thực hiện các công trình. Sau khi thi công hoàn thành, bên chủ đầu tư sẽ nghiệm thu và thanh toán cho bên thi công, và các doanh nghiệp này sẽ sử dụng số tiền này để hoàn trả khoản nợ ngân hàng. Nhưng do tác động của nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, nhiều trường hợp công trình hoàn thành mà bên A vẫn chưa thanh toán cho bên thi công, vì vậy, các khoản vay khi đến hạn mà doanh nghiệp vẫn chưa có tiền thanh toán như dự tính. Vì thế, các doanh nghiệp lại phải xin gia hạn nợ và cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ khi nhận được tiền thanh toán của chủ đầu tư. Việc ra hạn nợ là cần thiết để giúp đỡ doanh nghiệp trong những trường hợp chính đáng nhưng gia hạn nợ quá nhièu sẽ gây khó khăn cho hoạt động của SGD1, ảnh hưởng đến kế hoặch sử dụng vốn của Sở và làm giảm vòng quay vốn lưu động của ngân hàng.

e) Sử dụng vốn chưa hợp lý.

Các khoản cho vay theo chỉ thị 12, dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay chung, dài hạn theo quy định của ngân hàng Nhà nước chỉ được phép ở mức 20% tổng nguồn vốn ngắn hạn, nhưng hiện nay, Sở đã cho vay vượt mức này. Đây không chỉ là vấn đề an toàn vốn mà còn ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng ngắn hạn của Sở, không phát huy hết tiềm năng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Việc thực hiện quy trình tín dụng còn chưa đầy đủ .

Theo quy định tín dụng thì sau khi doanh nghiệp hoàn trả nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, cán bộ tín dụng phải đánh giá lại hiệu quả tín dụng, phân loại

doanh nghiệp để xác định quan hệ tín dụng, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những lần vay sau. Nhưng trên thực tế, với khối lượng công việc nhiều, các cán bộ tín dụng thường không làm như vậy. Sau khi tất toán thế ước là coi như xong việc, nếu có đánh giá thì cuối năm mới làm và chỉ làm một lần. Như vậy, nếu doanh nghiệp có sử dụng khoản vay không hiệu quả thì ngân hàng cũng không thể biết và kiểm soát hết được, và khả năng dẫn đến rủi ro cao.

f) Trình độ cán bộ trong giao tiếp, maketing khách hàng còn hạn chế.

Các cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo, cùng khách hàng tìm kiếm các phương án kinh doanh có hiệu quả mà còn thụ động trong quá trình phục vụ khách hàng. Khi các điều kiện vay chưa đáp ứng đủ, các cán bộ tín dụng chưa chủ động cùng khách hàng tìm cách tháo gỡ mà còn trông chờ kế hoặch khách hàng tự đề xuất.

Phong cách, thái độ ứng xử mỗi khi tiếp dân còn thiếu ân cần, tận tuỵ; khi khách hàng đông, nhân viên ngân hàng chưa biết thông cảm với tâm lý của người phải chờ đợi.

Có rất ít nhân viên quỹ tiết kiệm biết chia sẻ với những tín toán hơn thiệt của người gửi tiền để đưa ra những lời tư vấn. mách bảo giúp khách hàng lựa chọn cách giải quyết những nhu cầu vốn tạm thời, khỏi phải rút tiền ra trước thời hạn hoặc phải chuyển đổi sổ một cách không có lợi.

Khá nhiều trường hợp cán bộ NHCT chê tiền bẩn, rách, (ngoại tệ) nhưng khách hàng đưa gửi lại tại các ngân hàng bạn lại được chấp nhận- sự việc này đã được đưa tin trên báo Lao động, cần được rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.

g) Về thanh toán quốc tế.

Phí thanh toán của SGD nói riêng mà hệ thống NHCT Việt nam nói chung còn cao hơn phí thanh toán hệ thống ngân hàng Ngoại thương. Như vậy, khi giao dịch tại Sở, khách hàng sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn. Phí dịch vụ cao đã hạn chế khả năng cạnh tranh của Sở nói riêng và hệ thống ngân hàng Công

thương nói chung, đây là vấn đề mà NHCT cần phải xem xét để có qyết định hợp lý.

Trên đây là một số vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại SGD1 NHCT Việt nam. Tất nhiên, đó chỉ là một số vấn đề chính, ngoài ra có thể còn có những vấn đề khác nảy sinh trong hoạt động mà chúng ta không thể thấy hết được. Nhìn nhận và xem xét lại những vấn đề đó để xem lại mình, để đưa ra phương hướng giải quyết và tháo gỡ trong thời gian tới là không thừa, nó sẽ giúp SGD1 củng cố và đẩy mạnh hoạt động của mình một cách có hiệu quả hơn trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH 1NHCT VIỆT NAM (Trang 25 - 30)