III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ
1. Thực trạng thực hiện
1.1. Công ty trình Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình (cải tạo)
Tổng kinh phí dự toán: 343.883.036,6đ
Chi phí vật liệu 301.891.293đ
Chi phí nhân công: 24.412.708đ
Chi phí máy thi công : 3.419.665đ Chi phí chung (NC*58%): 14.159.370,64đ
Trong thực tế giá thành công trình được tập hợp như sau:
Chi phí vật liệu 305.511.118
Chi phí nhân công: 25.150.000
Chi phí chung : 14.461.670,64
Chi phí máy : 3.464.165
Tổng chi phí thực tế là: 348.586.953,6 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành như sau: - Đánh giá chung
Tỉ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp = Tổng kinh phí thực tế x 100 Tổng kinh phí dự toán = 348.586.953,6 x100 ≈ 101,36 343.883.036,6
Ta thấy giá thành thực tế vượt so với giá thành kế hoạch cụ thể. Về Số tuyệt đối vượt : 4.703.917
Số tương đối vượt : 1,36%
Sở dĩ có sự tăng lên của giá thành thực tế này được phân tích chi tiết như sau: * Chi phí vật liệu.
Tỉ lệ chi phí vật liệu thực tế so với chi phí vật liệu dự toán
Chi phí vật liệu dự toán
= 305.511.11
8 x100
= 101,2 301.891.29
3
Với mức chi phí thực tế = 101,2% chi phí dự toán. Công ty đã lãng phí về số tuyệt đối là.
∆X=305.511.118 - 301.891.293=3.619.825
Số tiền lãng phí này là do giá xi măng PC30 giá gốc là 710đ/kg trong khi đó giá tính là 750đ/kg.
Do đó tiền chênh lệch là 4510,87kg*(750 - 710) = 180.435,08đ
- Giá xi măng địa phương giá gốc là: 546đ/kg giá tính là 576 do đó tiền chênh lệch là (576 - 546)*5523,049=165.512đ
- Giá gạch chỉ kích cỡ 6,5x10,5x22 giá gốc là 235đ/viên giá tính là 270đ/viên do vậy chênh lệch là (270 - 235)x23458,589 = 821.05,1đ
- Giá thép tròn trơn d6 - 10 thay đổi từ : 4045đ/kg lên 4170đ/kg do vậy số tiền chênh lệch là : 692,287x(4170 - 4045)=86536đ.
- Mua gỗ ván cầu công tác 1m3 : 1364.000đ
- Mua gỗ chèn kè khi lắp cấu kiện 1m3 : 1000.000đ * Chi phí nhân công.
Y=
Tỉ lệ chi phí nhân công thực tế so với chi phí nhân công dự
toán
=
Chi phí nhân công thực tế
x 100 Chi phí nhân công dự
toán
= 25150.000 x100 = 103,02 24.412.708
Với mức chi phí thực tế = 103,02% chi phí dự toán khoản mục này tăng lên về số tuyệt đối là:
25.150.000 - 24.412.708 = 737.292đ
Do tiền lương công nhân trong đơn giá dự thầu thấp và được tính theo ca làm việc trong khi đó công nhân Công ty được trả lương theo tháng ở khoản mục này. Công ty sử dụng 30 nhân công thi công trong 2 tháng nếu sử dụng toàn bộ là công nhân của Công ty thì số tiền lương bình quân phải trả là: 30x2x450.000=27.000.000
Công ty đã sử dụng 20 công nhân Công ty và 10 nhân công địa phương thi công trường 55 ngày (thực tế chỉ 55 ngày) số tiền phải trả cho mỗi một lao động thuê ngoài là 13.000đ/ngày. Do vậy toàn bộ chi phí nhân công phải trả là
20x2x450.000 + 13.000x55x10 = 25.150.000
Như vậy ở khoản mục này chi phí tăng lên nhưng việc sử dụng lao động tại địa phương đã tiết kiệm được 1850.000đ so với sử dụng toàn bộ là công nhân Công ty.
* Chi phí máy thi công ty
K= Tỉ lệ chi phí MTC thực tế so với dự toán = Chi phí MTC thực tế x 100 Chi phí MTC dự toán = 3.464.165 x100 = 101,03 3.419.665
Chi phí máy thi công tăng lên 1,3% so với dự toán về số tuyệt đối là : 44.500 do sử dụng thêm nhiên liệu vận hành máy.
* Chi phí chung
Tỉ lệ chi phí chung thực tế so với chi phí chung dự toán
Chi phí chung dự toán
= 14.461.670,64 x100 = 102,13 14.159.370,64
Chi phí chung tăng lên 2,13% so với dự toán. Về số tuyệt đối là 302.300đ do phụ trội điện thoại.
Như vậy ở công trình này mặc dù tiến độ thi công hoàn thành nhưng giá thành thực tế tăng so với kế hoạch chủ yếu là do chi phí vật liệu. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu của công ty còn kém . bên cạnh đó việc sử dụng lao động địa phương đã đem lại hiệu quả. Tuy vậy, công tác xác định giá trị dự toán yếu nên đơn giá nhân công trong đơn giá dự thầu thấp hơn so vơí thực tế. Do vậy công ty cần khắc phục và phát huy các nhược điểm , ưu điểm này.