II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 1 Phương hướng nhiệm vụ
d. Thực hiện một số chính sách để phát triển CN-TTCN
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu phát triển CN-TTCN đến giải quyết công việc có liên quan được thuận lợi, nhanh chóng
Thực hiện ưu tiên hỗ trợ việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực làng nghề và những xã có nghề phát triển
Hàng năm huyện dành một khoản kinh phí thích hợp từ ngân sách huyện để hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề. Các xã, thị trấn cũng phải trích một phần ngân sách cho công tác đào tạo nghề của địa phương mình.
Khen thưởng kịp thời những người có công du nhập nghề về địa phương. Đặc biệt chú trọng đào tạo nghề TTCN cho người lao động ở thị trấn, những xã quy hoạch thị trấn như: Ba Sao, Nhật Tân, Tượng Lĩnh và những xã vùng ven. Hàng năm tổ chức xem xét đề nghị tỉnh công nhận các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi cho những người có tay nghề cao.
đ. Công tác quản lý nhà nước
Tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Phòng công thương nghiệp, giúp Hiệp uỷ, UBND huyện trong việc cụ thể hoá chương trình thành kế hoạch hàng năm , lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh phát triển CN- TTCN
Từng bước nghiên cứu để thành lập Ban quản lý các cụm TTCN cấp huyện
Thành lập các HTX tiểu thủ công nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy sản xuất, bao tiêu sản phẩm TTCN
đạo hoạt động sản xuất TTCN. UBND xã , thị trấn phân công một đổng chí lãnh đạo phụ trách ngành nghề TTCN, định kỳ báo cáo Đảng uỷ, UBND xã về tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở, các hộ sản xuất
Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng