Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 38 - 42)

mất khả năng thanh toán khi thư tín dụng đến hạn trả tiền hoặc người nhập khẩu cố tình không nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng, hoặc NH gặp rủi ro khi bị xuất trình bộ chứng từ giả mạo, người mua từ chối hoàn trả tiền.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ dụng chứng từ

Thanh toán Quốc tế là một công cụ thanh toán quan trọng trong mối quan hệ thương mại, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân của nước này với các tổ chức, cá nhân của nước khác, hay trong mối quan hệ giữa các nước với nhau qua các khoản viện trợ, quà biếu...Do đó thanh toán quốc tế cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau: tình hình kinh tế toàn cầu, tình hình chính trị tại các quốc gia, mối quan hệ giữa các nước trên thế giới, chính sách vĩ mô của mỗi nước, hoạt động giao thương của các nước với nhau, trình độ chuyên môn của các ngân hàng....

Ngoài ra, thanh toán quốc tế còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh....

Tất cả các nhân tố này đều có thể thúc đẩy hay đình trệ hoạt động thanh toán quốc tế, có thể làm cho quá trình thanh toán quốc tế diễn tiến nhanh hay chậm, mạnh mẽ hay trì trệ...

Là một phương thức thanh toán phổ biến trong hoạt động giao thương quốc tế, thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Sau đây là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

- Các Ngân hàng với vai trò làm trung gian trong quá trình thanh toán

Bản thân các Ngân hàng tham gia có ảnh hưởng mạnh tới quá trình thanh toán được thực hiện nhanh hay chậm, chính xác hay có sai sót... trong đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ Ngân hàng đóng vai trò quyết định.

- Nếu các Ngân hàng tham gia đều có uy tín và trách nhiệm trong việc thực hiện đúng đắn những điều khoản của thư tín dụng thì công tác thanh toán sẽ có chất lượng cao. Quá trình thực hiện các nghiệp vụ sẽ được rút ngắn nếu các cán bộ Ngân hàng hướng dẫn đầy đủ cho khách hàng. Thêm vào đó, trách nhiệm và chuyên môn của cán bộ Ngân hàng trong khâu kiểm tra chứng từ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của dịch vụ thanh toán. Nếu Ngân hàng bên mua và Ngân hàng bên bán có quan hệ đại lý thì sẽ thu hẹp phạm vi thanh toán chỉ trong hai hoặc ba Ngân hàng. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí cho khách hàng và rút ngắn thời gian thanh toán. Như vậy, nếu các Ngân hàng tham gia thiết lập được quan hệ đại lý rộng rãi thì chất lượng của thanh toán tín dụng chứng từ sẽ được nâng cao.

Khả năng ứng dụng công nghệ Ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng tham gia cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Hiện nay, trong giao dịch tín dụng chứng từ, hầu hết các giao dịch tín dụng chứng từ đều được truyền qua mạng SWIFT, nếu có một Ngân hàng tham gia không nối mạng này thì tốc độ chuyển chứng từ sẽ chậm lại, việc tiến hành sửa chữa, huỷ bỏ thư tín dụng hay thanh toán đều bị ảnh hưởng.

- Sự hiểu biết và trách nhiệm của người xuất khẩu, người nhập khẩu.

Người xuất khẩu và người nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thanh toán. Họ được xem là chủ thể của các hợp đồng và chủ thể trong thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế được coi là quyền lợi và đồng thời là trách nhiệm của bên xuất khẩu và nhập khẩu. Thanh toán diễn ra tốt đẹp khi mà các bên tham gia tôn trọng hợp đồng đã ký và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong cả chu trình đó.

+ Về phía người nhập khẩu: người nhập khẩu có ảnh hưởng lớn tới quá trình thanh toán, bởi chính họ là người phải trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) thông qua các Ngân hàng. Nghĩa vụ của họ trong hợp đồng thương mại quốc tế là phải thông qua Ngân hàng để mở thư tín dụng hợp lệ, chủ động trong việc thanh toán, nhận hàng, mua bảo hiểm, thuê tầu (nếu có). Nếu người nhập khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ trên thì quá trình thanh toán sẽ diễn ra không thuận lợi.

+ Về phía người xuất khẩu: người xuất khẩu thường được coi là gặp nhiều vấn đề nhất trong việc thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Nghĩa vụ của người xuất khẩu khi thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế là kiểm tra thư tín dụng do người nhập khẩu mở, giao hàng đúng chất lượng, số lượng, đúng thời gian và địa điểm... và đặc biệt quan trọng là phải lập được bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của thư tín dụng. Đây được coi là một vấn đề gặp nhiều trở ngại nhất. Nếu người xuất khẩu thực hiện không tốt một trong các điều khoản của thư tín dụng thì có thể dẫn tới việc thanh toán chậm lại, có khi còn phải huỷ bỏ hợp đồng đã ký.

Người mua và người bán có kiến thức và có kinh nghiệm tham gia quan hệ thương mại quốc tế thì trách nhiệm của Ngân hàng sẽ nhẹ hơn và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sẽ diễn ra thuận lợi hơn, có chất lượng cao hơn.

- Các nhân tố vĩ mô và các nhân tố bất khả kháng.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng chủ yếu trong thanh toán xuất nhập khẩu, mà quan hệ xuất nhập khẩu lại phụ thuộc vào môi trường vĩ mô của hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể, nó phụ thuộc vào chính trị, xã hội, môi trường kinh tế, tình hình an ninh... của hai nước. Ví dụ như Chính phủ nước nhập khẩu mới ban bố các chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ cản trở quá trình thanh toán của hợp đồng kinh tế.

Những chính sách kinh tế như chính sách tỷ giá, chính sách thuế... cũng tác động tới việc thanh toán. Giá trị thanh toán xuất nhập khẩu được tính bằng ngoại tệ, do đó tỷ giá thường biến động sẽ gây thiệt hại cho các bên.

Như bất kỳ một quan hệ kinh tế nào, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, cướp biển...

Trên đây là cái nhìn tổng quan về thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng xét trên phương diện cơ sở lý luận. Nhưng việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thực tế ra sao cần phải đặt nó trong bối cảnh của một ngân hàng cụ thể. Ngân hàng TMCP Gia Định chính là nơi em lựa chọn để nghiên cứu đề tài này. Thực trạng hoạt động của dịch vụ thanh toán quốc tế theo hình thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Gia Định được trình bày chi tiết ở chương 2.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 38 - 42)