Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNNo & PTNT tại chi nhánh Mỹ Đức (Trang 32)

- Doanh số thu nợ năm 2008 giảm 41,593 tỷ tương đương 8% so với năm 2007 đạt 488,236 tỷ đồng Năm 2009 doanh số thu nợ tăng trưởng khá, tăng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNO & PTNT CHI NHÁNH MỸ ĐỨC

3.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước.

Nhà nước cần tiếp tục duy trì các biện pháp chống làm phát, ổn định giá trị đồng tiền bằng cách xây dựng và thực thi chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách hối đoái một cách linh hoạt , mềm dẻo phải cân bằng thu chi ngân sách. Cần ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực, tạo ra hành lang pháp lý an toàn đảm bảo cho hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh của Ngân hàng, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp. Nhà nước cần dứt khoát loại bỏ những Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, chỉ để tồn tại những Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết nhằm tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng có trọng điểm.

Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình vay vốn Ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho Ngân hàng trong quá trình phát mại tài sản, đảm bảo thu hồi nợ vay.

Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, gắn trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức cá nhân, chống tham nhũng trong hoạt động đầu tư sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của NHNo & PTNT Mỹ Đức nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển, các NH phải biết đẩy lùi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chăn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, mỗi NH phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể chấp nhận được, đảm bảo cho hoạt động NH ổn định, phát triển bền vững.

Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng nói chung và NHNNo & PTNT chi nhánh Mỹ Đức nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng.

Có thể nói, những kết quả đạt được trong năm qua đã tạo đà cho NHNo & PTNT Mỹ Đức bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi NH No & PTNT Mỹ Đức phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ NH, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Do thời gian thực tập và trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của thầy giáo PGS – TS Mai Văn Bạn, các thầy cô giáo trong khoa TC – NH cùng tập thể ban lãnh đạo, các cán bộ phòng Tín dụng NHNo & PTNT Mỹ Đức đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNNo & PTNT tại chi nhánh Mỹ Đức (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w