ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Một phần của tài liệu Hồ sơ về công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích (Bản đầy đủ) (Trang 27)

1. Tất cả công chức, viên chức, nhân viên, học sinh trong Trường đều phải có trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy; khi phát hiện có nguy cơ cháy, nổ hoặc xảy ra sự cố cháy, nổ… phải có biện pháp hạn chế và thông báo kịp thời tới ban giám hiệu để xử lý.

3. Hàng năm Đội Phòng cháy, chữa cháy phối hợp với Tổ Văn phòng xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, mua sắm trang thiết bị; kiểm tra, duy tu bảo dưỡng định kỳ các hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy và tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho công chức, viên chức, nhân viên; diễn tập và mua bảo hiểm cháy cho khối phòng học và nhà làm việc, kiểm tra, rà soát và lắp đặt Bảng Nội quy phòng cháy, chữa cháy (Bảng hiệu) tại các khu vực cần thiết, khu vực đi lại chính, dễ nhìn, dễ thấy.

4. Mọi công chức, viên chức, nhân viên học sinh trong Trường và khách đến liên hệ công tác tại Trường đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy phòng cháy, chữa cháy. Những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy sẽ được khen thưởng. Trường hợp vi phạm, tùy thuộc mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành./.

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-ĐK1 ngày 05/02/2012 của Trường Tiểu học Đồng Kho 1)

Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của con người và trật tự an ninh trong Nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của Trường Tiểu học Đồng Kho 1, nay Ban chỉ đạo PCCC ban hành nội quy phong cháy và chữa cháy.

ĐIỀU 1. Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ, Giáo

viên, Công nhân viên và học sinh. Mọi người đều phải tham gia tích cực công tác PCCC.

ĐIỀU 2. Nghiêm cấm khách , Cán bộ, CNV, Giáo viên và học sinh tự ý câu mắc,

thay đổi sửa chữa thiết bị an toàn, thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện. Không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện, đường dây dẫn điện.

ĐIỀU 3. Nghiêm cấm khách, Cán bộ, CNV, Giáo viên và học sinh sử dụng điện

bừa bãi, hút thuốc ở nơi biển báo cấm lửa trong và ngoài giờ làm việc.

ĐIỀU 4. Phương tiện chữa cháy phải để đúng vị trí đã quy định, đảm bảo dễ thấy,

dễ lấy đưa vào sử dụng khi cần thiết. Không sử dụng phương tiện PCCC vào việc khác.

ĐIỀU 5. Cán bộ, Giáo viên, CNV và học sinh phải có trách nhiệm bảo quản

phương tiện PCCC, phải tham gia học tập PCCC và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia PCCC.

ĐIỀU 6. Nghiêm cấm khách, cán bộ, CNV, giáo viên và học sinh mang chất dễ

cháy và chất nổ vào trường.

ĐIỀU 7. Bất cứ người nào khi phát hiện ra chất cháy phải báo động (qua hệ thống

điện thoại hoặc chuông báo động) cho Nhà trường, Chính quyền địa phương hay trực tiếp thông tin cho Phòng Cảnh sát PCCC (điện thoại 114).

ĐIỀU 8. Các thành viên trong nhà trường tăng cường kiểm tra, nhắc nhở học sinh

trong nhà trường và mọi người chấp hành nội quy PCCC trong và ngoài giờ làm việc. PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH

TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1

Số: 14/ BC-THĐK1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng Kho, ngày 08 tháng 5 năm 2015

BÁO CÁO

tình hình thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

Năm học: 2014 – 2015

Thực hiện Kế hoạch số 265/KH-PGD&ĐT ngày 23/4/2015 về kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích Ngành Giáo dục Tánh Linh năm 2015, Trường Tiểu học Đồng Kho 1 báo cáo tình hình triển khai, tổ chức thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích năm học 2014-2015 như sau:

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo

Thực hiện theo Quyết định số 4458/QĐ-BGD&ĐT, Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học (Quyết định số 11/QĐ-ĐK1 ngày 05/5/2015) đồng thời đã xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích (PC TNTT) năm học 2014 – 2015; ban hành các quy định về phát hiện và xử lí khi xảy ra tai nạn thương tích trong trường học; xây dựng các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc…. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã triển khai các văn bản của cấp trên có nội dung liên quan tới công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

Thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch PC TNTT; cập nhật, theo dõi các TNTT xảy ra và kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong nhà trường.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tuyên truyền thực hiện Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về xây

dựng trường học an toàn và PC TNT của Bộ GD&ĐT cho toàn cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội… nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác phòng chống tai nạn thương tích.

- Tăng cường tuyên truyền PC TNTT trong các đợt trọng điểm: Tháng An toàn gia thông, Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ, tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng hành động vì trẻ em, ngày Sức khoẻ thế giới…

- Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục PC TNTT, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường .

- Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, công an, gia đình, các cơ quan

thông tin, truyền thông và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh kỹ năng PC TNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

3. Công tác bồi dưỡng, tập huấn

Nhà trường đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách PC TNTT thông qua các buổi tập huấn các chuyên đề, các buổi sinh hoạt ngoại khóa… Ngoài ra, nhà trường luôn quan tâm đến việc giáo dục học sinh các kỹ năng phòng chống, bảo vệ ứng phó với những tình huống bất thường do thiên tai gây ra. Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng, chống một số tai nạn thường gặp do thiên tai như: đuối nước, điện giật…; đặc biệt quan tâm phòng chống các loại dịch bệnh thông qua việc dạy các nội dung lồng ghép giáo dục; hướng dẫn về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh tật.

- Tổ chức hướng dẫn sơ cấp cứu một số tai nạn thương tích thường gặp trong nhà trường cho đội viên xung kích Chữ thập đỏ của nhà trường.

4. Kết quả việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn

Thực hiện nghiên túc các văn bản hướng dẫn của cấp về công tác phòng chống tai nạn, thương tích, trong năm học 2014-2015 nhà trường đã triển khai và thực hiện khá tốt công tác đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học. Cụ thể:

- Xây dựng đầy đủ các loại hồ sơ liên quan đến công tác đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn, thương tích.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có ý thức cao trong công tác phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học.

- Số tai nạn thương tích trong nhà trường ít khi xảy ra. Không có tai nạn thương tích nào trầm trọng bị thương tật vĩnh viễn hoặc gây chết người. Đặc biệt không có

trường hợp nào bị tai nạn, thương tích do tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực học đường được ngăn chặn một cách có hiệu quả.

*Hạn chế: Sân trường còn mấp mô có thể làm học sinh té ngã khi vui chơi.

5. Tự đánh giá:

Căn cứ theo phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 4458/QĐ-BGD&ĐT, nhà trường tự đánh giá công tác an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của Trường trong năm học 2014-2015 như sau:

Một phần của tài liệu Hồ sơ về công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích (Bản đầy đủ) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w