Nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết và phẩm chất đạo đức cho cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất (Trang 40)

bộ thẩm định.

Nhân tố con người đã được đánh giá là quan trọng nhất vì xét cho cùng, họ chính là người tiếp xúc với dự án, thu thập xử lí thông tin, xây dựng những phương pháp thẩm định phù hợp, sử dụng công nghệ trang thiết bị để hỗ trợ cho công việc của mình. Cán bộ thẩm định vì vậy phải có hiểu biết, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phải có cả phẩm chất đạo đức.

-Phải tiến hành tốt công tác tuyển dụng. Việc tuyển dụng cán bộ phải được thực hiện khoa học và công minh, phải có phương pháp thu hút được nhiều người có khả năng tới thi tuyển vào ngân hàng và ngân hàng phải tạo điều kiện để họ có thể thể hiện hết khả năng của mình qua các khâu thi tuyển và thử việc. Những năm gần đây Ngân hàng đã có chú ý tạo mối quan hệ mật thiết với những trường Đại học đào tạo cán bộ chuyên ngành ngân hàng, đây là một hướng tốt cần được tiếp tục, cho phép Ngân hàng tiếp cận được những sinh viên giỏi chính là những cán bộ giỏi sau này.

-Có được những cán bộ được đào tạo chính quy, năng động, linh hoạt, Ngân hàng cũng phải có cách bố trí phân công công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng cụ thể của từng người. Cán bộ thẩm định dự án phải là người không chỉ có khả năng phân tích, đánh giá, dự đoán mà còn phải có khả năng giao tiếp, thu hút khách hàng, nhạy bén tìm hiểu được thông tin về khách hàng. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng phải mạnh dạn, chủ động, nếu không sẽ không dám đưa ra những đánh giá, kiến nghị liên quan đến một lượng vốn lớn.

-Để phát huy được sự nhiệt tình, tận tâm vì công việc của cán bộ thẩm định, Ngân hàng cũng phải có những đãi ngộ thoả đáng. Đãi ngộ ở đây không chỉ đơn thuần về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần.

-Công tác đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định cũng cần phải được coi trọng hơn nữa

-Ngân hàng nên tiến một bước chuyên môn hoá hơn nữa, không để cán bộ thẩm định cùng một lúc đảm nhận nhiều công việc như hiện nay.

3.Tạo cơ chế tổ chức điều hành khoa học, hiệu quả.

Một tập thể cán bộ giỏi nếu được tổ chức điều hành tốt sẽ tạo ra được hiệu quả cao trong công việc. Với Ngân hàng, ban lãnh đạo và từng cán bộ tín dụng phải nhận thấy được kết quả thẩm định dự án là căn cứ quan trọng nhất để ra quyết định. Tất cả

những yếu tố khác chỉ là hỗ trợ, đảm bảo thêm cho món vay. Chỉ khi nhận thức được điều đó thì công tác thẩm định mới được thực hiện kỹ lưỡng và thận trọng.

Thẩm định là công việc phức tạp, chịu ảnh hưởng biến động của nhiều nhân tố. Vì vậy việc tổ chức thực thi và tiến hành phải được thường xuyên theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm. Công tác quản lý điều hành phải nhằm xây dựng được một hệ thống phân cấp, phân quyền, công bằng, hợp lý. Tóm lại, cơ chế hoạt động tốt phải hội đủ hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn. Muốn vậy, Ngân hàng có thể thực hiện một số giải pháp sau:

-Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa phòng Kinh doanh và các phòng Nguồn vốn, phòng Kế toán... Một sự hỗ trợ, kết gắn mật thiết sẽ tạo ra một cơ chế kiểm tra, kiểm soát tự nhiên thông qua quá trình hoạt động của giữa các cá nhân, bộ phận nhằm ngăn chặn các rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức.

-Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ. Bên cạnh việc triển khai những quy chế, hướng dẫn thẩm định dự án của Ngân hàng,Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra xem mức độ thực hiện của các cán bộ thẩm định đến đâu, đã hoàn tất hay chưa và kịp thời có những chấn chỉnh ngay nếu việc thực hiện chưa được chi tiết, chặt chẽ và chuẩn xác.

3. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin, chất lượng trang thiết bị công nghệ.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng cần không ngừng hiện đại hoá trang thiết bị thông tin. Việc này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho công tác thẩm định dự án đầu tư, giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thời gian, công sức, tiền của.

Trước hết, Ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả và thuận tiện qua mạng máy tính nội bộ. Các nguồn thông tin khác nhau sẽ được hệ thống lại, phân loại để các cán bộ thẩm định dễ dàng tìm kiếm, sử dụng. Cán bộ thẩm định không chỉ là người sử dụng thông tin mà cũng là người thu thập, cung cấp thông tin. Vì vậy việc đưa mạng thông tin lên mạng máy tính nội bộ sẽ tận dụng được nhiều nguồn thông tin từ các cán bộ trong Ngân hàng.

Ngân hàng cũng có thể thiết lập những kênh thông tin thường xuyên như thông tin phản hồi từ khách hàng, thông tin giữa các ngân hàng trên địa bàn, thông tin từ CIC, từ NHNN. Những nguồn thông tin phong phú sẽ giúp Ngân hàng nắm rõ hơn về các lĩnh vực đầu tư, tình hình thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những khoản vay đảo nợ, tránh được hành vi thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên muốn nguồn thông tin có tác dụng thiết thực thì nguồn thông tin ấy phải hoàn toàn chính xác và kịp thời.

Ngân hàng cần tăng cường xây dựng và ứng dụng các chương trình phần mềm như phần mềm tính toán theo các tiêu chuẩn thẩm định, các chỉ số tài chính phức tạp, mẫu bảng biểu, chỉ tiêu, những mô hình dự báo... để giảm được những sai sót trong tính toán, ghi chép thông tin, tăng tốc độ xử lý thông tin, giảm chi phí về nhân lực.

Trên đây là một vài giải pháp có thể thực hiện ngay tại Ngân hàng, tác động vào những nhân tố bên trong ngân hàng để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Nhưng ta biết rằng chất lượng thẩm định còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều những nhân tố khách quan bên ngoài, ngân hàng không thể trực tiếp tác động mà chỉ có thể nêu lên những kiến nghị để giải quyết.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế ngày càng phát triển ,những dự án đầu tư có sử dụng đất ngày càng cần nhu cầu vốn của từ phía Ngân hàng do đó nhu cầu vốn cho sự phát triển đó càng tăng mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Mà để hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn thì việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đóng vai trò quan trọng. Trong thời gian gần đây, hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thuận lợi, đó là môi trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ .

Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác thẩm định Ngân hàng cần phải có những giải pháp đồng bộ với sự giúp đỡ từ nhiều phía trong thời gian dài. Vì vậy, trong giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề tài "Thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất trong các NHTM " chỉ đề cập tới các vấn đề sau

-Khái quát về thẩm định dự án đầu tư có sử dụng đất và thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất

- Khái quát hoạt động cơ bản của NHTM,chức năng của NHTM. Từ đó thấy được sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất, và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.

-Đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất đối với Ngân hàng.

Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm. Do đó, bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện đề tài này.Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo –ThS Vũ Thị Thảo đã giúp em hoàn thiện đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Kinh tế đầu tư. PSG.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

2. Giáo trình: Quản lý dự án. PGS.TS Từ Quang Phương 3. Giáo trình: Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

4. Giáo trình: Thẩm định tài chính dự án PGS.TS Lưu Thị Hương-khoa ngân hàng-tài chính

5. Bài giảng các môn học: Thẩm định dự án đầu tư có sử dụng đất. Cô Vũ Thị Thảo. 6. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp. TS. Lưu Thị Hương ( chủ biên ). NXB Giáo dục 1998.

7. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp. TS. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Ths. Nguyễn Quang Ninh. NXB Thống kê 1998.

8. Sách Ngân hàng thương mại. Edward W.Reed & Edward K.Gill. NXB TP Hồ Chí Minh 1993.

9. Sách Thẩm định dự án đầu tư. Võ Công Tuấn ( chủ biên ). NXB TP Hồ Chí Minh 1999.

10. Luật NHNN và các Tổ chức Tín dụng.

11. Luật Xây dựng 2005 và hệ thống văn bản luật liên quan đến đầu tư dự án có sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w