cho người mua bảo hiểm” (Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm)".
75
Thaïc syõ Nguyeãn Tieán Huøng
Như vậy, theo các quy định trên thì nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm trước hết thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm (thực hiện
trực tiếp hoặc thông qua đại lý) và việc giải thích này phải theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm nếu điều khoản không rõ
ràng. Khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng liên quan đến những quy định của điều khoản hợp đồng, toà
án có nghĩa vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó và thường sẽ ưu tiên giải thích theo hướng có lợi hơn
cho người mua bảo hiểm và/hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Về vấn đề này, khoản 2 Điều 406 Bộ luật dân sự năm 1995 và khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Đây là quy định hợp lý bởi lẽ doanh nghiệp bảo hiểm là bên soạn thảo hợp đồng, do đó về nguyên tắc họ có quyền đồng thời có nghĩa vụ diễn đạt các điều khoản của hợp đồng một cách rõ ràng, mạch lạc còn người tham gia bảo hiểm hay người
được hưởng quyền lợi bảo hiểm là bên phải chấp nhận hoặc bác bỏ toàn bộ các điều khoản đó (không tham gia bảo hiểm) mà
không được “mặc cả” bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ dừng lại ở quy định nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo hiểm mà không nói đến cách
thức giải thích hợp đồng này như thế nào. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải thích hợp đồng bảo hiểm phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật nếu có, bởi về nguyên tắc áp dụng luật, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trước hết sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm. Nếu Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định hoặc dẫn chiếu đến việc áp dụng
luật khác (Bộ luật dân sự và các quy định quy định khác của pháp luật có liên quan) thì luật khác sẽ được áp dụng (Điều 12 khoản
4 Luật kinh doanh bảo hiểm). Trong trường hợp này, Điều 408 Bộ luật dân sự năm 1995 có quy định cách thức giải thích hợp đồng như sau: như sau:
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. của các bên để giải thích điều khoản đó.
2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thê được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghiã nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. 5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản không thuộc nội dung chủ yếu, thì có thể bổ sung theo tập quán đối với đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.
6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng”.
Điều 409 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng kế thừa các quy định về cách thức giải thích hợp đồng tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 Điều 408
nói trên. Tuy nhiên, Điều 409 Bộ luật dân sự năm 2005 đã sửa từ “...thiếu một số điều khoản không thuộc nội dung chủ yếu...” của khoản 5 Điều 408 thành “...thiếu một số điều khoản...” và có bỗ sung mới hai cách thức giải quyết sau:
7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn ngữ từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được sử dụng để giải thích hợp đồng. các bên được sử dụng để giải thích hợp đồng.
8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bắt lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”.
Rõ ràng từ những quy định nói trên, thì việc giải thích hợp đồng bảo hiểm theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm khi có điều khoản không rõ ràng phải được đặt trong mối quan hệ với các cách thức giải thích đã được đề cập tại Bộ luật dân sự hiện hành chứ không được áp dụng một cách tuỳ tiện, duy ý chí.
Giải thích hợp đồng không phải là vấn đề mới đối với các nước trên thế giới bởi từ trước công nguyên, những luật gia thuộc thế hệ đầu tiên của La Mã đã đặt nền móng cho hoạt động này. Tuy nhiên, không phải luật pháp nước nào cũng quy định giống nhau về cách thức giải thích hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự Pháp, khi giải thích hợp đồng trong trường hợp các điều khoản của hợp đồng có điểm không rõ ràng thì phải xem xét ý định đích thực của các bên ký kết (Điều 1156). Nếu một điều khoản hợp đồng có thể
được giải thích theo hai cách khác nhau, thì phải chọn cách giải thích nào làm cho điều khoản đó có hiệu lực và loại trừ cách giải
thích làm cho điều khoản vô hiệu (Điều 1157). Trường hợp một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với nội dung cơ bản của hợp đồng (Điều 1158). Giải thích hợp đồng dựa vào tập
quán, thông lệ (Điều 1159 và 1160). Giải thích nội dung các điều khoản cụ thể phải dựa vào nội dung của hợp đồng nói chung, bởi
76
Thaïc syõ Nguyeãn Tieán Huøng
vì nội dung từng điều khoản cụ thể của hợp đồng không thê mâu thuẫn nhau (Điều 1161) và trong trường hợp có nghỉ ngờ về nội dung của một điều khoản hợp đồng, thì phải giải thích hợp đồng điều khoản đó theo hướng có lợi cho người có nghĩa vụ (Điều 1162).
Theo Công ước Viên năm 1980, “tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo đúng ý định của họ nếu bên kia
biết hoặc không thể biết ý định ấy. Nếu không đạt được mục đích đó, thì tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích
theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảch tương tự cũng sẽ hiểu
như thế. Và khi xác định ý muốn của một bên hoặc theo cách hiễu không thường của một người có lý trí, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và
ˆ
hành vi sau đó của các bên” (Điều 8).
Tại Việt Nam, xung quanh vấn đề giải thích hợp đồng bảo hiểm, có rất nhiều quan điểm khác nhau trong đó có không ít những
quan điểm xuất phát từ việc không hiểu hoặc cố tình không hiểu cách thức giải thích hợp đồng nên đưa ra nhận định chủ quan của
mình, xúi giục những người mua bảo hiểm chưa am hiểu về lĩnh vực pháp luật, khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm gây mất ổn định
xã hội, bản thân người mua bảo hiểm cũng mắt nhiều thời gian, tiền bạc theo đuổi vụ kiện do bị thua kiện. Chúng tôi xin nêu một
vụ kiện sau làm ví dụ điễn hình:
Ông Nguyễn Văn T. và Bà Ngô Thị K. tham gia Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ thời hạn 05 năm cho chính mình với số tiền bảo hiểm
(STBH) ghi tại Phụ lục 1- Mục III của Hợp đồng Bảo hiểm như sau:
+ STBH của Hợp đồng chính (Bảo hiểm và tiết kiệm) : ¡ 20.000.000 đồng
+ STBH của Điều khoản riêng l : ¡ 20.000.000 đồng
(Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn)
+ STBH của Điều khoản riêng II (Bảo hiểm chi phí phẫu thuật) : ¡ 20.000.000 đồng
Đến ngày đáo hạn Hợp đồng bảo hiểm nói trên, Công ty bảo hiểm nhân thọ PT đã thanh toán cho Ông T. và Bà K. với STBH của
Hợp đồng chính cho mỗi người là 20.000.000 đồng cộng với lãi chia thêm.
Được sự tư vấn của Văn phòng Luật sư HV, ông T. và bà K. đã làm đơn yêu cầu Bảo Việt Nhân thọ PT thanh toán thêm STBH
của các điều khoản riêng I, II với lý do viện dẫn là tại Điều 2 điểm 2.1 điều khoản Hợp đồng chính có ghi: “Đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, Công ty sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm đã cam kết tại Phụ lục 1- Mục III của Hợp đồng Bảo hiểm”.
Thực tế, đề nghị của bà K. với sự viện dẫn như trên là không có cơ sở pháp lý do đã hiểu điều khoản này một cách quá cứng
nhắc, máy móc theo hướng “chẻ chữ” mà không căn cứ vào các cách thức giải thích hợp đồng đã được quy định tại Điều 408 Bộ luật dân sự năm 1995 (do tại thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm của bà K. và ông T., Bộ luật dân sự 2005 chưa ra
đời nên Bảo Việt lấy Bộ luật dân sự 1995 đề giải thích). Lý do như sau:
Thứ nhất, bản chất của hợp đồng chính và điều khoản riêng I, II mà ông T. và bà K. đã tham gia là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng chính là loại sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vừa tiết kiệm vừa bảo hiểm (nghĩa là trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nếu
người được bảo hiểm (NĐBH) gặp rủi ro thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc bị tử vong thì Công ty bảo hiểm sẽ trả STBH và nếu khi
hợp đồng đáo hạn mà NĐBH còn sống thì sẽ được nhận STBH). Còn điều khoản riêng I (Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do
tai nạn) và riêng II (Bảo hiểm chỉ phí phẫu thuật) đơn thuần là sản phẩm bảo hiểm rủi ro (nghĩa là chỉ có rủi ro quy định trong các
điều khoản riêng này xảy ra đối với NĐBH thì Công ty bảo hiểm mới trả tiền bảo hiểm theo các điều khoản riêng này). Điều này được giải thích rõ ngay tại Điều 2 điều khoản riêng I, II “Số tiền bảo hiểm theo điều khoản này được hiểu là giới hạn trách nhiệm tối
đa của Công ty bảo hiểm đối với hậu quả của từng rủi ro được bảo hiểm xảy ra đối với Người được bảo hiểm”. Đây cũng là lý do
tại sao số phí bảo hiểm của hợp đồng chính lại gấp rất nhiều lần số phí bảo hiểm của điều khoản riêng trong khi có cùng STBH .
Thứ hai, giới hạn trách nhiệm của Công ty bảo hiểm nhân thọ PT đối với người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm đã được
phân định rõ ràng, tách biệt tại phần quyền lợi bảo hiểm của điều khoản hợp đồng chính và điều khoản riêng I, II. Theo đó, Công ty bảo hiểm thanh toán STBH cho NĐBH khi hợp đồng đáo hạn chỉ được đề cập tại Điều 2 của điều khoản hợp đồng chính còn tại
điều khoản riêng I, Công ty bảo hiểm chỉ trả STBH khi “NĐBH bị thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn” (phần III) và điều khoản
T1]
Thaïc syõ Nguyeãn Tieán Huøng
riêng II khi “NĐBH bị phẫu thuật do bệnh tật hoặc tai nạn”(Điều 5 phần II). Nếu không bị rủi ro, tai nạn trong thời gian hợp đồng bảo hiểm thì khi đáo hạn, NĐBH không được nhận số tiền theo điều khoản riêng này.
Thứ ba, việc ký kết Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ giữa Công ty bảo hiểm PT và ông T., bà K. trước tiên được dựa trên cơ sở là
Giấy yêu cầu bảo hiểm mà Ông, Bà đã tự kê khai. Ngay tại phần đầu của Giấy yêu cầu bảo hiểm này đã ghi: “Sau khi tìm hiểu Điều khoản, Biểu phí do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số ..., tôi đồng ý tham gia bảo hiểm ...và làm Giấy yêu cầu bảo hiểm này kê khai đầy đủ, trung thực các chỉ tiết sau đây”. Đồng thời tại Điểm 2 Phần II (Điều kiện bảo hiểm) của Giấy yêu cầu
bảo hiểm Ông, Bà cũng ghi rõ: STBH của hợp đồng chính, STBH của điều khoản riêng I, STBH của điều khoản riêng II. Như vậy,
ngay từ khi thể hiện nguyện vọng tham gia bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm đã được Ông, Bà phân định rõ ràng, các điều khoản của Hợp đồng chính và các điều khoản riêng I, II cũng đã được giải thích chỉ tiết và cụ thê.
Với những lý do trên, mặc dù Điều 2 điểm 2.1 của bản điều khoản Hợp đồng chính có ghi: “Đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, Công ty sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm đã cam kết tại Phụ lục 1- Mục III của Hợp đồng Bảo hiểm” nhưng vì quy định này chỉ nằm trong điều khoản hợp đồng chính (chứ không nằm trong điều khoản riêng I, II) nên “toàn bộ số tiền bảo hiểm” mà ông T. và bà K. viện dẫn phải được hiểu là toàn bộ và chỉ số tiền của hợp đồng chính (20.000.000 đồng) chứ
không thể bao gồm cả STBH của các điều khoản riêng và cũng không thể coi điều khoản này là “không rõ ràng”. Việc giải thích
hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng không chỉ đơn thuần căn cứ vào câu chữ trong điều khoản, theo
hướng có lợi cho người mua bảo hiểm mà phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với ý chí đích thực của các bên khi giao kết hợp
đồng, tính chất, toàn bộ nội dung của hợp đồng, và trong mối liên hệ với các điều khoản khác.
Phí Thị Quỳnh Nga
Nguồn: Website Bảo Việt
T8
Thaïc syõ Nguyeãn Tieán Huøng