Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Vai trò của Phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn Lang- Lạng Sơn (Trang 25)

* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): Là những nhu cầu xuất phát từ

công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới, nếu những nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. Nhu cầu thực tế là những nhu cầu được hình thành từ điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể.

* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): Là những nhu cầu của phụ nữ

và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng.

* Bình đẳng giới: Nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được

công nhận và có vị thế bình đẳng.

Nam giới và nữ giới được bình đẳng về:

- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.

- Quyền tự do và chất lượng sống.

* Vai trò của giới

- Vai trò sản xuất: Được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội.

- Vai trò tái sản xuất sức lao động: Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: Nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm công việc nội trợ... vai trò này hầu như của người phụ nữ.

- Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở

mức độ cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng.

2.1.5.Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát tiển kinh tế nông thôn

Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội * Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội

Trên toàn Thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động, số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp. cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong các nghành công nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao.

Theo kết quả của những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: Phụ nữ là người tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. 1/4 số hộ gia đình trên Thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ. Tuy vậy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nước trên Thế giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và làm việc, địa vị trong xã hội thấp. Trong số hơn 1,3 tỉ người trên Thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ. Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng về mang thai, sinh đẻ...hàng năm.

Ở Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm trên 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các

lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Hiện có tới 27,3% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở Châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất Thế giới); tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sỹ 33,95%; tiến sỹ 25,69%

Tuy nhiên, so với con số trung bình theo quy định của Quốc tế thì tỷ lệ lao động nữ là đại biểu Quốc hội của Việt Nam chưa đạt và có xu hướng giảm dần. Theo số liệu của Văn phòng Quốc hội thì tỷ lệ nữ Việt Nam tham gia vào Quốc hội giai đoạn 1975 – 1976 là 32%; 1976 – 1981 là 27%; 1992 – 1997 chỉ còn 18,5%; 2002 - 2007 tăng lên là 27,31% [58].

Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã hội. Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội

* Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn

Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện như sau:

Trong lao động sản xuất: Phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực,

thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ. Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.

Trong sinh hoạt cộng đồng: Phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng đồng tại xóm, thôn bản. Như vậy, dù được thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội,

trong bước tiến của nhân loại. Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình.

* Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế gia đình

Có thể nói người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay trở thành một chủ thể quan trọng trong đời sống các gia đình. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động, thương binh và xã hội thì hiện nay phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước và hơn 49% lực lượng lao động. So với Thế giới, Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế cao 83% trên tổng số nữ trong độ tuổi lao động (http://vietnamnet.vn/chinhtri)

Phụ nữ cũng là người lao động trong lĩnh vực buôn bán dịch vụ góp phần tạo nên nguồn thu nhập cho gia đình. Ở nông thôn khi mà người chồng đi làm thuê xa kiếm tiền cho gia đình thì người vợ trở thành người lao động chính, họ là chủ thể chính phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông thôn. Và khi là người làm trong các công sở thì lương tháng của họ cũng như lương của đồng nghiệp nam. Hiện nay thật khó khẳng định một cách chung chung răng người đóng vai trò quan trọng nhất trong gia đình là người chông hay người vợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình

Công việc ở đây là công việc nội trợ nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Nhiều quan niệm cho rằng đây là những việc vặt và không quan trọng. Đây cũng chính là lý do mà vai trò và địa vị của người phụ nữ bị hạ thấp, là cơ sở căn bản tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ. Trong nền văn minh nông nghiệp, với sự phát triển của đại gia đình, tính gia trưởng của đàn ông được đề cao. Người phụ nữ trong các đại gia đình chỉ là những nhân vật phụ thuộc và vai trò của họ hết sức mờ nhạt. Gánh nặng công việc nội trợ vẫn đè lên vai người phụ nữ và hầu như chưa có sự chia sẻ của người chồng, người nam giới.

Trong việc nuôi dạy con cái, phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn, phần lớn các công việc cho ăn, chăm sóc, dạy học thường do người mẹ đảm nhiệm,

nhất là thời kỳ em bé còn nhỏ. Sức khỏe và trình độ cũng như kiến thức của người mẹ giúp cho việc nuôi dạy con cái tốt hơn. Phụ nữ còn được giao trách nhiệm chăm sóc người già, người bệnh, người tàn tật. Họ phải làm việc vất vả thời gian dài nhưng lại không tạo thu nhập ở hoạt động này so với chồng, họ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, thậm chí còn bị hiểu lầm bởi sự khó tính của người già, người bệnh

Rõ ràng vai trò của phụ nữ trở nên hết sức quan trọng trong việc thực hiện những công việc nhằm nuôi dưỡng và tái sản xuất lao động của các thành viên trong gia đình. Nhưng việc đồng thời phải thực hiện hai vai trò quan trọng là làm kinh tế và nội trợ gia đình đã làm cho họ tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Hiện nay dù các quan hệ kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng quan hệ giới hầu như chưa có chuyển biến kịp thời. Do vậy phụ nữ thay vì được giải phóng, được sẻ chia trong xã hội hiện đại thì vô hình chung họ trở thành người gánh chịu nhiều trách nhiệm và chịu nhiều thiệt thòi.

Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực phát triển

* Tiếp cận đất đai

Tuy luật đất đai năm 1993 đã bảo vệ quyền thừa kế đất đai của phụ nữ nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất trong mối quan hệ với nam giới. Khi kết hôn phụ nữ về nhà chồng sống và phần đất của cặp vợ chồng này do gia đình nhà chồng chia cho. Khi ly hôn người phụ nữ trong mọi trường hợp đều không được nhận đất bồi thường. Những người phụ nữ góa chồng thì được quyền sử dụng đất nhưng lại khó khăn trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất của mình. Trong khi gia đình có một người con trai trưởng thành thì thường lấy tên người con trai đó ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người phụ nữ rất khó có thể thế chấp để vay vốn vì ở nông thôn tài sản thế chấp để vay vốn phổ biến nhất là giây chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc sửa đổi mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó ghi tên cả vợ và chồng hiện nay là một việc làm tích cực tạo thuận lợi cho phụ nữ trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

* Tiếp cận vốn

Phụ nữ hiện nay có thuận lợi hơn trước đây trong việc tiếp cận vốn tín dụng vì có nhiều nguồn từ các tổ chức chính thống và phi chính thống. Là người tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng tham gia vào các quyết định phát triển của gia đình, do vậy phụ nữ đóng vao trò quan trọng trong việc sử dụng vốn và tiết kiệm. Thông qua sự ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ các địa phương dã thực hiện việc vay vốn tới các hội viên kết hợp với kiểm soát vốn và trả lãi.

* Tiếp cận khoa học- kỹ thuật

Sự tiếp cận khoa học -kỹ thuật thông qua hệ thống khuyến nông nhà nước và khuyến nông tự nguyện hoặc các chương trình dự án đối với phụ nữ nông thôn là cần thiết nhưng lại gặp mtj số khó khăn. Ngoài công việc sản xuất kinh doanh, phụ nữ còn phải làm công việc gia đình và tham gia các hoạt động khác. Quỹ thời gian không cho phép họ tham gia các khóa tập huấn dài ngày hoặc ở xa vì thiếu phương tiện đi lại.

Thường thì những kiến thức họ nhận được từ các khóa tập huấn có thể áp dụng ngay vì họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay nuôi dạy con cái trong khi nam giới đến các khóa tập huấn thường không chú ý nghe hay tham gia bởi họ nghĩ là họ biết hết. Sau đó lại không truyền đạt những gì họ học được cho vợ, con. Những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn, tuy nhiên trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn thấp nên khiến việc tiếp cận khoa học- kỹ thuật của họ bị hạn chế.

* Tiếp cận thông tin

Vì quá bận bịu với công việc nên việc tiếp cận các nguồn thông tin của phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội họp, ở chợ, những dịp gặp nhau hoặc vào thời gian cùng làm chung. Điều kiện kinh tế của gia đình và trình độ học vấn của phụ nữ quyết định đến cơ hội tiếp cận thông tin, xử lý, chọn lọc thông tin của họ.

Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng

Gia đình với tư cách là một chủ thể xã hội, khi tham gia sinh hoạt cộng đồng bao giờ cũng hiện diện với tư cách là một chủ thể hoàn thiện.

Người phụ nữ hiện nay rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Mặc dù chưa đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong lĩnh vực hoạt động này nhưng thực tế đã có một tiến bộ đáng kể khi mà người phụ nữ đã hiện diện với tư cách là người chủ, người đại diện cho gia đình đi dự các đám hiếu, hỉ, giao tiếp đoàn thể, chính quyền, họp làng bản, ... Như chúng ta đều biết trong truyền thống những công việc này đều là của đàn ông- người chủ gia đình. Điều này có nghĩa là người phụ nữ việt nam đang có sự hòa nhập, sự chuyển đổi vai trò một cách rõ rệt.

2.1.6. Các chỉ tiêu đánh gía vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đìnhtế hộ gia đìnhtế hộ gia đình tế hộ gia đình

- Dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất kinh

doanh: Mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

càng nhiều thì vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và cả sự phát triển kinh tế xã hội càng cao

- Dựa vào thu nhập do phụ nữ tạo ra so với nam giới: Nếu chỉ dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì chưa đủ để đánh giá vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình bởi tính chất công việc khác nhau tạo ra mức thu nhập khác nhau. Do đó cần sử dụng chỉ tiêu thu nhập của phụ nữ so với nam giới để so sánh. Phần trăm thu nhập do phụ nữ tạo ra càng lớn thì vai trò của họ càng được khẳng định trong gia đình họ. Họ không chỉ chăm sóc con cái, chăm lo nhà cửa mà còn mang lại thu nhập cho gia đình. Ngày nay người phụ nữ có quyền tham gia vào các quyết định của gia đình, các công việc kinh doanh buôn bán. Mặt khác phần trăm phụ nữ

Một phần của tài liệu Vai trò của Phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn Lang- Lạng Sơn (Trang 25)