Giới thiệu về phương pháp sử dụng mô hình NL1 trong xử lý nước ngầm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách Fe2+ trong nước giếng khoan của hệ thống xử lý nước NL1 tại Thái Nguyên’’ (Trang 26)

lý nước ngầm.

Thiết bị xử lý nước NL1 loại bỏ kim loại di động (Fe2+, Mn2+, Ca2+, As3+ ...) có trong nước bằng phương pháp tự oxy hóa, lọc và hấp phụ.

Các bộ phận của thiết bị xử lý và vai trò của chúng

- Bộ Ejector - để hút không khí và bổ sung oxy không khí vào nước để oxy hóa một phần các chất hữu cơ và vô cơ có mặt trong nước nguồn.

- Bình xúc tác chứa vật liệu Aluwat giúp thúc đẩy nhanh quá trình oxi hóa - Bình tự oxy hóa có tác dụng oxy hóa, cố định kim loại di động trên mặt hạt nổi xifo giúp loại bỏ phần lớn Fe2+, Al3+, Mn2+, As3+, Ca2+, Mg2+... trong nước nguồn

- Bình hấp phụ gồm sỏi đỡ kỹ thuật, cát thạch anh, cát mangan, hạt filox, than hoạt tính, zoeolit, .... có tác dụng hấp phụ và lọc để loại bỏ hoàn toàn kim loại có trong nước và làm sạch nước nguồn...

Các vật liệu lọc trong hệ thống NL1:

- Hạt Aluwat là loại vật liệu sử dụng phổ trong công nghệ lọc nước và sản xuất tại Việt Nam. Vật liệu này cấu tạo chính từ diatomit, zeolit, bentonit được hoạt hóa ở nhiệt độ cao. Thành phần hóa học cơ bản: CaCO3, CaO, Fe2O3 và các phụ gia khác. Hạt Aluwat có phạm vi ứng dụng cao. Có khả năng thay thế đồng thời cả cát thạch anh, hạt xúc tác và than hoạt tính trong quy trình công nghệ xử lý nước. Với khả năng khử sắt, nâng độ pH cho nước, sử dụng đơn giản, dễ dàng thay thế, đồng thời đã được chứng nhận an toàn đối với cấp nước sinh hoạt và ăn uống.

Hạt Aluwat sử dụng trong công nghệ lọc nước có dạng viên tròn đường kính 6 – 8mm, màu nâu đỏ. Loại hạt này được dùng để nâng và ổn định độ pH của nước khoảng từ 6,5 – 8,0. Đồng thời nó còn trở thành chất xúc tác ở quá trình khử sắt, khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, niken, khử các chất phóng xạ, Arsen, Flo trong nước .Mặt khác hạt Aluwat có tác dụng làm giảm lượng nitrogen (nitrat, nitrit, amoni), photphat, giảm hàm lượng một số tạp chất hữu cơ có trong nước, giảm hàm lượng dầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách Fe2+ trong nước giếng khoan của hệ thống xử lý nước NL1 tại Thái Nguyên’’ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w